Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến – Bài văn của cô Vân Anh chuyên văn

Phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến – Bài văn của cô Vân Anh chuyên văn

Hướng dẫn

Đề bài: Tiến sĩ giấy là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của Nguyễn Khuyến, tác phẩm đã hướng ngòi bút phê phán đến cái đen tối của xã hội khi công danh chức tước không được quyết định bởi tài năng, nhân phẩm của người Nho sĩ mà bị mang ra đổi trác. Anh chị hãy phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy để thấy được giọng điệu trào phúng của Nguyễn Khuyến.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy

1. Mở bài

Giới thiệu bài thơ “Tiến sĩ giấy”: Bài thơ “Tiến sĩ giấy”là một trong những tác phẩm nổi bật thể hiện rõ tài năng của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Bằng giọng thơ mỉa mai, châm biếm đầy sâu cay, tác giả đã thể hiện cái nhìn độc đáo về những vị tiến sĩ “hữu danh vô thực” thời bấy giờ. Qua đó, chúng ta thấy được tâm sự của một trí thức yêu nước chân thành, sâu sắc nhưng bất lực.

2. Thân bài

– Ở hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu một món đồ chơi của trẻ em trong sự mô phỏng và so sánh với những ông tiến sĩ thật ngoài đời:

+ Điệp từ “cũng” xuất hiện hai lần ở đầu hai câu thơ thoạt tiên gây ấn tượng:

  • tác giả đang ngợi khen bộ đồ chơi được chế tác với đầy đủ bộ lễ giống như thật.
  • tác giả thể hiện sự mỉa mai đối với những ông nghè thật- thật mà giả.

+ Ông tiến sĩ giấy trở thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho những con người vinh danh khoa bảng “hữu danh vô thực”

– Ở hai câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục nhấn mạnh sự mỉa mai, chua chát vào hình tượng những ông tiến sĩ giấy.

+ Thủ pháp đối lập đã được vận dụng một cách tối đa: Mảnh giấy, nét son– những thứ thật đơn giản, nhỏ bé được đặt cạnh những thứ rất trang trọng Thân giáp bảng, mặt văn khôi.

+ Những sự vật đối lập nhau được đặt trong một kết cấu song hành: “mảnh giấy- thân giáp bảng”, “nét son- mặt văn khôi” để nói lên thực chất hèn kém của những ông nghè.

– Ở hai câu thơ tiếp theo, giọng thơ từ mỉa mai chuyển sang ngậm ngùi

+ Các cụm từ giàu sắc thái biểu cảm như “sao mà nhẹ”, “thế mới hời” thể hiện sự châm biếm đầy ngậm ngùi, chua chát của tác giả.

Xem thêm:  Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú”

+ Cái danh tiến sĩ được khoác lên tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ nhàng, hời hợt.

– Hai câu thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách đầy bất ngờ và hướng thẳng sự châm biếm, mỉa mai trực tiếp đến những ông tiến sĩ thật.

– Thông qua việc vịnh một món đồ chơi, bài thơ thể hiện tiếng cười tự trào của tác giả.

3. Kết bài

Khái quát ý nghĩa của bài thơ: Như vậy, thông qua bài thơ “Tiến sĩ giấy”, chúng ta có thế thấy được thực trạng khoa cử và nền giáo dục của nước ta thời bấy giờ. Bằng giọng thơ mỉa mai chua chát, tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công hình ảnh những ông tiến si hữu danh vô thực.

II. Bài tham khảo cho đề phân tích bài thơ Tiến sĩ giấy

Bài thơ “Tiến sĩ giấy”là một trong những tác phẩm nổi bật thể hiện rõ tài năng của cụ Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Bằng giọng thơ mỉa mai, châm biếm đầy sâu cay, tác giả đã thể hiện cái nhìn độc đáo về những vị tiến sĩ “hữu danh vô thực” thời bấy giờ. Qua đó, chúng ta thấy được tâm sự của một trí thức yêu nước chân thành, sâu sắc nhưng bất lực.

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá danh khoa thế mới hời

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

Trong bài thơ này, tác giả đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối với những ông tiến sĩ giấy hữu danh vô thực thông qua việc miêu tả những ông tiến sĩ làm bằng giấy cùng một ít phẩm màu xanh đỏ- một món đồ chơi của trẻ con ngày Tết trung thu. Ở hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu một món đồ chơi của trẻ em trong sự mô phỏng và so sánh với những ông tiến sĩ thật ngoài đời:

“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai”

Điệp từ “cũng” xuất hiện hai lần ở đầu hai câu thơ thoạt tiên gây ấn tượng rằng tác giả đang ngợi khen bộ đồ chơi được chế tác với đầy đủ bộ lễ giống như thật. Nhưng đằng sau là sắc thái mỉa mai, châm biếm đầy sâu cay, và không chỉ dừng lại ở mức độ miêu tả một thứ đồ chơi vô tri mà tác giả thể hiện sự mỉa mai đối với những ông nghè thật- thật mà giả. Ông tiến sĩ giấy trở thành hình ảnh ẩn dụ biểu trưng cho những con người vinh danh khoa bảng “hữu danh vô thực”, có học hàm học vị nhưng thực chất là không có năng lực.

Xem thêm:  Những câu thơ cảm xúc buồn tâm trạng hay nhất

Ở hai câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục nhấn mạnh sự mỉa mai, chua chát vào hình tượng những ông tiến sĩ giấy:

“Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

Thủ pháp đối lập đã được vận dụng một cách tối đa. Tác giả đã miêu tả chi tiết thành phần cấu tạo của ông tiến sĩ đồ chơi: được tạo nên từ mảnh giấy vụn sau khi được cắt tỉa và tô điểm thêm một ít phẩm màu. Tất cả những sự vật đối lập nhau được đặt trong một kết cấu song hành: “mảnh giấy- thân giáp bảng”, “nét son- mặt văn khôi” để nói lên thực chất hèn kém của những ông nghè. Mảnh giấy, nét son– những thứ thật đơn giản, nhỏ bé được đặt cạnh những thứ rất trang trọng Thân giáp bảng, mặt văn khôi khiến sắc thái trào phúng được tô đậm, khiến cho độc giả dễ dàng nhận ra những sự đồng nhất giữa hai hình tượng: ông tiến sĩ giấy đồ chơi và những ông tiến sĩ thật trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Thân giáp bảng vốn cao trọng lại được tạo nên từ mảnh giấy mỏng manh, tầm thường; còn mặt văn khổi quý hiển, rạng rỡ lại được tổ điểm nhờ những nét son sơ sài.

Ở hai câu thơ tiếp theo, giọng thơ từ mỉa mai chuyển sang ngậm ngùi:

“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ

Cái giá danh khoa thế mới hời”

Qua các cụm từ giàu sắc thái biểu cảm như “sao mà nhẹ”, “thế mới hời”, chúng ta có thể thấy được sự châm biếm đầy ngậm ngùi, chua chát của tác giả: cái danh tiến sĩ được khoác lên tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ nhàng, hời hợt. Là một nhà nho chân chính, dĩ nhiên cụ Tam nguyên Yên Đổ không khỏi chua xót trước thực trạng mua quan bán tước và sự lụi tàn của nền văn hóa Nho học.

Xem thêm:  Hướng dẫn soạn văn Bài ca ngắn đi trên bãi cát– Chương trình Ngữ văn lớp 11

Hai câu thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách đầy bất ngờ và hướng thẳng sự châm biếm, mỉa mai trực tiếp đến những ông tiến sĩ thật:

“Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi!”

Xuyên suốt bảy câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tác giả đang vịnh một thứ đồ chơi với hàm ý bóng gió sâu xa. Tuy nhiên câu thơ cuối “Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi” vang lên vừa bất ngờ vừa tự nhiên để thể hiện đích ngắm cuối cùng mà tác giả hướng đến chính là những ông nghè tiến sĩ bằng xương, bằng thịt.

Thông qua việc vịnh một món đồ chơi, chúng ta thấy được bài thơ còn là tiếng cười tự trào của tác giả, bởi cụ Tam nguyên Yên Đổ cũng là một oog nghè, dù cho trên thực tế, ông khác hẳn với những vị tiến sĩ giấy “hữu danh vô thực” kia. Qua lời tự trào của tác giả, chúng ta thấy được tâm sự của một trí thức yêu nước chân thành, sâu sắc nhưng bất lực. Nỗi niềm tâm sự ấy vận vào tứ thơ và chi phối cả cuộc sống thường ngày của nhà thơ. Bởi vậy trong suốt thời gian làm quan, trong lòng tác giả luôn canh cánh câu hỏi “Mình nên về hay nên ở”. Và cuối cùng, để giữ trọn khí tiết của một nhà nho chân chính, ông đã lựa chọn rời xa chốn quan trường, từ chối không đi nhận chức Tổng đốc Sơn Tây.

Như vậy, thông qua bài thơ “Tiến sĩ giấy”, chúng ta có thế thấy được thực trạng khoa cử và nền giáo dục của nước ta thời bấy giờ. Bằng giọng thơ mỉa mai chua chát, tác giả Nguyễn Khuyến đã tạo dựng thành công hình ảnh những ông tiến si hữu danh vô thực.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7212 1494911290056 1016 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *