Phân tích bài thơ Con Cò của nhà thơ Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Con Cò của nhà thơ Chế Lan Viên

Bài làm

Nhắc đến hình ảnh con cò là người ta nhắc đến một hình ảnh thân quen của người nông dân Việt Nam tự bao đời nay. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh con cò bỗng lại xuất hiện trong các câu dân ca, trong những câu hát của cha ông ta. Hình ảnh con cò có lúc được mượn để ví thân phận người phụ nữ chịu thương chịu khó. Cũng có khi hình ảnh con cò lại được mượn để nói lên tình mẫu tử thiêng liêng. Nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tạo thật độc đáo, ông mượn hình ảnh con cò cùng với đó là chất liệu từ ca dao, dân ca để sáng tác ra bài thơ “Con cò”. Bài thơ viết thật chân thực và sâu sắc về tình mẹ.

Ngay từ khổ thơ đầu tiên ta đã cảm nhận thấy được khổ thơ thực sự nhẹ nhàng và êm ái biết bao nhiêu:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ ru

Có cánh cò đang bay

"Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng"

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ

"Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…"

Ngủ yên! ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân

Con chưa biết con cò, con vạc

Con chưa biết cành mềm mẹ hát

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

Thông qua đoạn thơ đầu này ta cảm nhận thấy đúng là đứa trẻ còn quá bé bỏng để hiểu được thế nào là "con cò", "con vạc". Đặc biệt hơn ngay từ giấc ngủ đầu thì người mẹ thật tinh tế và cũng thật nhẹ nhàng đem cánh cò đến với đứa con yêu của mình bằng lời ru vô cùng dịu dàng và đằm thắm biết bao nhiêu. Chính người mẹ đã nhẹ nhàng đem cánh cò đến với con bằng lời ru dịu dàng, nồng ấm. Chế Lan Viên còn sử dụng điệp từ "con cò" nhiều lần để tạo ra một điệp khúc ngân vang. Như vậy thì người đọc cũng có thể cảm nhận được trong thơ có nhạc. Chính với nhạc điệu là lời ru của mẹ đối với con, là lời kể cũng như lời tả của mẹ về hình ảnh cò trong dân gian cho con nghe. Hình ảnh trong bài thơ được xuất hiện vô cùng rõ nét "con cò bay la,….. bay lả", từ "cổng phủ" cho đến "Đồng Đăng" được nhà thơ miêu tả hình ảnh cò thung dung bay lượn một cách tự do trên khắp mọi nẻo quê hương. Và từ đó thì cánh cò lúc này đây cũng đã trở thành biểu tượng gắn bó với làng quê Việt Nam. Với hình ảnh cò "xa tổ", cò "ăn đêm", con cò sợ gặp "cành mềm", sợ bị "xáo măng",… cũng phần nào gợi hình ảnh cò lẻ loi một mình đi kiếm mồi trong đêm tăm tối có muôn vàn cạm bẫy đang chực chờ ở phía trước. Qua đây thì tác giả như cũng muốn nhắc đến thân phận yếu đuối của người phụ nữ và nỗi vất vả gian truân trong cuộc mưu sinh để có thể nuôi con âm thầm. Nhất là khi bên ngoài xã hội còn nhiều cạm bẫy đang giăng mắc. Cho dù người mẹ biết con mình còn quá bé bỏng trước cuộc đời thế nhưng mẹ muốn hát cho con nghe để con hình thành tình yêu thương đối với những gì thuộc về quê hương, thuộc về đất nước. Từ đó cũng có thể hiểu được tình thương bao la mà mẹ dành cho con. Người mẹ luôn mong muốn con hãy yên tâm trước cuộc đời, vì lúc đó đã có mẹ chở che trong câu thơ:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mộ (chiều tối) của Hồ Chí Minh

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân

Không ai không cảm động khi đứng trước tình mẹ bao la, sâu sắc, vỗ về, chở che ta từ khi còn tấm bé. Để rồi, người con từng bước trưởng thành nhưng vẫn có mẹ sẻ chia bên cạnh.

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn.

Tiếp đến với khổ thơ thứ hai có thể chia làm ba giai đoạn, tựu chung lại thì ta cũng vẫn là ý nghĩa của hình ảnh con cò lại gắn bó mật thiết và trở nên người bạn đồng hành đối với cuộc đời con trẻ ngay từ lúc ấu thơ cho đến khi trưởng thành.

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Thông qua đây chính là một mối tương quan mật thiết giữa cò với con trẻ trong suốt thời thơ ấu. Con cò như đứng ở quanh nôi, cò vào trong tổ con có ngủ thì cò mới ngủ. Từ tất cả các hình ảnh cò tới đây không còn là hình ảnh con cò giản dị nữa, mà tác giả Chế Lan Viên cũng đã ẩn dụ cho hình tượng người mẹ chăm sóc, vỗ về, ấp iu cho con từng miếng ăn, giấc ngủ. Nhất là khi con lớn hơn một chút thì tình yêu mẹ dành cho con như thế nào? Đoạn thứ hai được thể hiện như sau:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

auto draft - Phân tích bài thơ Con Cò của nhà thơ Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Con Cò

Cánh cò cũng là hình ảnh đồng hành của người mẹ với con mình trong thời niên thiếu. Ngay từ buổi ban đầu chập chững bước vào cuộc đời, đứa trẻ cần lắm đôi tay dìu dắt của mẹ. Thế nhưng, thông qua đây thì người mẹ sẽ không dìu dắt con mãi mãi, mà theo năm tháng, người mẹ tập cho con tự bước đi trên đôi chân chính mình. Có thể thấy rằng ngay từ ban đầu, thì cò dắt con đi học. Dần dần cánh trắng cò chỉ bay theo gót chân con cho đến khi niên thiếu thì tình yêu thương của người mẹ cũng có cách thể hiện khác nhưng không hề vơi bớt đi tình yêu thương. Người mẹ luôn mong muốn con hãy bước đi bằng đôi chân của chính mình. Bởi con người ta chỉ có bước đi bằng đôi chân của mình thì khi vấp ngã mới có thể đứng lên được và thành công. Người mẹ không còn nâng niu con nữa nhưng sẽ đồng hành cùng con, ủng hộ con hết mình.

Lớn lên! Lớn lên! Lớn lên!

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà và trong hơi mát câu văn

Ngay cả lúc trưởng thành con có làm bất cứ nghề nghiệp gì, thì hình ảnh mẹ dường như cũng cứ luôn luôn là nguồn cảm xúc dạt dào. Đồng thời cũng lại là chất xúc tác giúp con thành công hơn trên bước đường công danh sự nghiệp. Thêm nữa, có thể nói rằng hình ảnh thân thương của mẹ trở nên ý nghĩa lớn lao với cuộc đời mỗi người luôn luôn sát cánh bên con.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt

Dù được gần con

Dù ở xa con

Lên rừng, xuống bể

Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con

Con dù lớn, vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn yêu con

Người đọc đọc đoạn thơ này cũng có thể thấy được đây cũng chính là lời tự sự của tất cả những người mẹ có con cái đã trưởng thành, và ở đó khung trời và lối đi riêng? Mặc dù bất cứ nơi đâu, bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì mẹ vẫn dang rộng vòng tay yêu thương, vẫn là bến bờ, là điểm tựa cho con bởi: con dù lớn vẫn là con của mẹ mà thôi. Cho nên đi hết cuộc đời thì lòng mẹ vẫn theo con không bao giờ thay đổi.

À ơi!

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Ngủ đi! Ngủ đi!

Cho cánh cò, cánh vạc

Cho cả sắc trời

Đến hát

Quanh nôi

Chao ôi! Sao lời ru đến lúc này sao thắm đượm quá đỗi tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ. Người đọc có thể nhận thấy được lại một lần nữa các cụm từ:"ngủ đi", "cánh cò, cánh vạc", "nôi" lúc này cũng được nhắc lại nhằm gợi về kỉ niệm tuổi thơ. Đồng thời cũng nhắc nhớ về giấc ngủ đầu nôi cũng là dấu ấn thiêng liêng trong tâm thức của mỗi người. Nhà thơ Chế Lan Viên đã sáng tác bài thơ này với một sự chiêm nghiệm sâu sắc về tình mẹ con. Chính tác giả cũng đã thể hiện niềm yêu kính đối với hình tượng người mẹ bằng giọng thơ nhẹ nhàng, trau chuốt.

Thông qua bài thơ “Con cò” chắc có lẽ trong tâm thức mỗi con người đều cảm nhận được tình yêu của người mẹ dành cho con. Tình mẹ luôn mang một điều gì đó vô cùng sâu sắc và ý nghĩa trong cuộc đời.

Tuệ Minh

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *