Trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta đã được làm quen với những bài thơ như: Tiếng gà trưa, Mây và sóng, Viếng lăng Bác,… Mỗi nhà thơ, mỗi bài thơ đều mang một phong cách, một nội dung và một ý nghĩa riêng nhưng điểm chung đều muốn thể hiện cái tôi của tác giả, thông điệp mà các nhà thơ muốn gửi gắm. Đó có thể là tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, tình cảm gia đình,… Hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn tập bài Ôn tập thơ để củng cố kiến thức đã học của mình và trau dồi lại những kiến thức sách vở được trang bị.
SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ THƠ NGỮ VĂN 9 TẬP 2
1. Câu 1 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 9
Số TT |
Tên bài thơ – Tác giả |
Năm sáng tác và thể loại |
Nội dung |
Nghệ thuật |
1 |
Đồng chí – Chính Hữu |
1948 – tự do |
Tình cảm đồng chí của những người lính cùng vào sinh ra tử, cùng lí tưởng |
Hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thật, cô đọng và biểu cảm |
2 |
Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật |
1969 – tự do |
Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bão đạn và hình ảnh người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm |
Hình ảnh hiện thực sinh động, giọng điệu khỏe khoắn, giàu tính khẩu ngữ |
3 |
Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận |
1958 – thơ bảy chữ |
Cảm xúc về cuộc sống mới trước bức tranh đẹp, tráng lệ về thiên nhiên, vũ trụ và người lao động theo hành trình ra khơi |
Hình ảnh đẹp, rộng lớn, tráng lệ và sáng tạo, giàu sức liên tưởng, âm hưởng khỏe khoắn, lạc quan |
4 |
Bếp lửa – Bằng Việt |
1963 – bảy chữ kết hợp tám chữ |
Những kỉ niệm đầy xúc động về bà và tình bà cháu, tình cảm người cháu và bếp lửa |
Kết hợp biểu cảm, miêu tả, bình luận, hình ảnh bếp lửa sáng tạo |
5 |
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ – Nguyễn Khoa Điềm |
1971 – thơ bảy chữ |
Tình thương con của người mẹ Tà-ôi gắn với lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu và khát vọng tương lại |
Lời thơ nhẹ nhàng như lời ru, giọng điệu ngọt ngào và trìu mến |
6 |
Ánh trăng – Nguyễn Duy |
1978 – năm chữ |
Ánh trăng gợi lại những năm tháng đã qua của một đời lính, nhắc nhở thái độ sống thủy chung, tình nghĩa |
Hình ảnh bình dị, giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng điệu chân thành, nhỏ nhẹ |
7 |
Con cò – Chế Lan Viên |
1962- tự do |
Từ hình tượng con cò và lời ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru với mỗi người |
Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao |
8 |
Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải |
1980 – tự do |
Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên và đất nước, ước nguyện góp mình vào cuộc đời chung |
Hình ảnh đẹp giản dị, lời thơ có nhạc điệu trong sáng, so sánh, ẩn dụ sáng tạo |
9 |
Viếng lăng Bác – Viễn Phương |
1976 – tám chữ |
Lòng thành kính và nỗi xúc động của nhà thơ với Bác trong một lần ra thăm lăng Bác |
Giọng điệu trang trọng, tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm |
10 |
Sang thu – Hữu Thỉnh |
sau 1975 – năm chữ |
Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước thời điểm giao mùa hạ sang thu |
Hình ảnh thiên nhiên đẹp được cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế |
11 |
Nói với con – Y Phương |
sau 1975 – tự do |
Sự gắn bó, niềm tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc |
Cách nói giàu hình ảnh, cụ thể mà gợi cảm, ý nghĩa sâu xa |
12 |
Mây và sóng – R. Ta-go |
1909 – tự do |
Tình yêu vô hạn của em bé với mẹ, ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng |
Ngôn ngữ hồn nhiên, hình ảnh đẹp, tưởng tượng thú vị |
2. Câu 2 trang 89 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954): Bài thơ Đồng chí
b) Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 -1964): Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, con cò
c) Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
d) Giai đoạn từ sau năm 1975: Bài thơ Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu
Các bài thơ đã thể hiện về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm con người là:
- Tình cảm, sự hy sinh, gian khổ, tình yêu đất nước, tình cảm đồng chí qua hai giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
- Công cuộc xây dựng đất nước và những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người.
- Tình đồng chí, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm đối với Bác Hồ
- Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người: tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tinh cảm chung rộng lớn.
3. Câu 3 trang 90 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những điểm chung và điểm riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng là:
Điểm chung:
- Đều ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cách thể hiện các bài thơ đều vô cùng gần gũi, hình ảnh trong sáng.
Điềm riêng biệt:
- Bài thơ Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ: Là khúc hát ru của người mẹ người dân tộc ru đứa con của mình. Tình yêu thương con thống nhất trong tình yêu đất nước của người mẹ dân tộc
- Bài thơ Con cò: Dùng hình ảnh con cò trong ca dao để nói lên tình yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử theo con tới cuối cuộc đời
- Bài thơ Mây và sóng: Là lời cho truyện của em bé với mẹ, dùng những hình ảnh trong sáng của thiên nhiên để tăng thêm sự huyền ảo cho cuộc trò chuyện.
4. Câu 4 trang 90 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Hình ảnh người lính và tình đồng đội trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ tiểu đội xe không kính, Ánh trăng là:
- Bài thơ Đồng chí: Tình đồng chí của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp, tuy xuất thân của họ ở những tầng lớp, địa vị khác nhau nhưng họ đều chung một mục đích, một ý chí, chí hướng
- Bài thơ tiểu đội xe không kính: Là tiếng cười lạc quan của người lính lái xe trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, dũng cảm, kiên cường
- Bài thơ Ánh trăng: Người lính đã đi qua cuộc chiến khốc liệt trở về với cuộc sống hiện tại, nhớ lại kỉ niệm, những năm tháng chiến đấu, từng gắn bó với thiên nhiên, để nhắc nhở đạo lí sống tình nghĩa, thủy chung.
5. Câu 5 trang 90 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Bút pháp xây dựng hình ảnh trong các bài:
- Đoàn thuyền đánh cá : Bút pháp lãng mạn tượng trưng là chủ yếu, có nhiều liên tưởng mới mẻ.
- Ánh trăng: Lời thơ như lời tâm sự, chân thành rung động, bút pháp gợi tả không đi vào chi tiết mà hướng tới khái quát.
- Mùa xuân nho nhỏ: Sử dụng hình tượng thơ đẹp, giàu hình ảnh, nhạc điệu, bộc lộ cái “tôi”.
- Con cò: bút pháp tượng trưng chủ yếu, vận dụng lời ru và hình ảnh con cò ca dao.
6. Câu 6 trang 90 SGK Ngữ văn 9 tập 2
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hao tím biếc
Ơi con chìm chiền chiện
Hót chi mà vang trời…”
Qua khổ thơ đầu mùa xuân của thiên nhiên, đất nước được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh thật tươi sáng: Mầu xanh của dòng sông Hương thơ mông, mầu tìm của hoa và tiếng chim chiền chiện lảnh lót, cao vút. Có thể nói bức tranh thiên nhiên mùa xuân được tác giả vẽ lên không chỉ được tô điểm bằng những mầu sắc thật tự nhiên, trong sáng mà còn tràn ngập âm thanh và ánh sáng.
Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, nhà thơ như say sưa, ngây ngất, như hòa mình vào dòng sông, vào cây cỏ, cảm nhận tiếng chim chiền chiện và lắng nghe từng giọt sương, từng dòng nhựa sống đang chảy trong từng nhành hoa, ngọn cỏ. Tác giả cảm nhận không chỉ bằng hình ảnh của thị giác, âm thanh của thính giác mà còn bằng tất cả sự rung động của trái tim, bằng mọi xúc giác của cơ thể mình.
Nguồn Internet