Dàn ý phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt
Bài làm
I. Mở bài
– Giới thiệu tác giả
– Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
– Giới thiệu nhân vật Tràng có vai trò quan trọng trong tác phẩm
II. Thân bài
1. Giới thiệu về nhân vật Tràng
– Nhân vât Tràng xuất hiện trong tác phẩm là dân ngụ cư, làm nghề đẩy xe bò sống cùng với mẹ già.
– Là một nhân vật có ngoại hình xấu xí và thô kệch “đầu trọc nhẵn, hai con mắt nhỏ tí, gà gà, cái lưng to rộng như lưng gấu”. Anh thật thân thiện dễ mến nên được lũ trẻ con coi như người bạn. Đó cũng là chàng trai lao động khỏe khoắn yêu đời giữa cuộc sống đói nghèo lam lũ. Giữa ngày đói câu hò của anh như xua tan mệt mỏi, mang cảm giác vui vui. Anh cũng thật hào phóng khi mời cô gái món quà quê.
– Tràng là một người nông dân bình dị, nghèo khổ lại xấu xí. Trong nạn đói khủng khiếp Tràng lại lấy được vợ mà nói chính xác hơn là Tràng “nhặt được vợ”.
2. Tình huống nhặt được vợ của Tràng
– Trong cái nạn đói khủng khiếp của năm 1945, người ta nuôi thân còn chả xong vậy mà trong cái đói khổ ấy Tràng lại đem vê một người vợ.
– “Vợ nhặt”, cái tên đã khiến cho người ta tò mò. Thường thì việc lấy vợ gả chồng là việc trọng đại của một đời người, nhưng ở đây chỉ rất đơn giản là nhặt được vợ.
– Với vài câu nói đùa bâng quơ
“ Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”
Thị vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng
– Lần thứ hai, Tràng vừa trả hàng xong, ngồi uống nước ở ngoài cổng chợ tỉnh thì Thị ở đâu sầm sập chạy đến. Anh Tràng mời Thị ăn, thế là Thị ngồi sà xuống ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong Thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng, thở: “Hà, ngon”!. Và chỉ với câu nói bâng quơ của Tràng “ này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, nói thế Tràng cũng tưởng là nói đùa ai ngờ Thị về thật.
– Khi nhìn thấy anh Tràng có vợ theo về mọi người trong xóm Ngụ cư lạ lắm, họ lo cho anh “ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Bà cụ Tứ mẹ anh là người hiểu anh nhất cũng tỏ ra rất bất ngờ khi thấy anh có vợ.
– Thông qua tình huống “nhặt vợ”, tác giả Kim Lân đã lên án tố cáo tội ác của đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Chúng đã gây ra cho nhân dân ta nạn đói khủng khiếp năm 1945. Tác giả đã đưa độc giả đến với câu chuyện của một gia đình xóm ngụ cư nghèo khổ, đến với câu chuyện lấy được vợ của anh Tràng bằng vài bát bánh đúc. Tác giả buộc người đọc phải chăn chở, phải suy nghĩ, day dứt khi mà thân phận con người bị khinh thường, dẻ dúng không bằng cỏ rác.
3. Cuộc sống của Tràng sau khi có vợ
– Lúc đầu Tràng thấy lo sợ, nhưng sau đó thì thấy phởn phơ, vui mừng, Tràng trở thành một con người hào phóng, quên đi hết những cay cực tăm tối trên đời, chấp nhận cuộc sống khốn khó cùng vợ vượt qua tất cả.
– Khi vợ chồng Tràng ăn bữa ăn đầu tiên sau đêm tân hôn đã khiến người đọc cảm động. Mặc dù “nồi cháo cám” không ngon, đắng chát và khó ăn nhưng hắn vẫn ăn rất ngon lành. Vì hắn biết, hắn hiểu gia cảnh, hiểu xã hội, hiểu thời thế đang trong cảnh cùng cực, bần hàn.
4. Nghệ thuật
– Nhan đề tác phẩm, “Nhặt” vốn là một động từ. Nhưng được Kim Lân sử dụng như một tính từ. “Nhặt” chính là nhặt nhạnh, nhặt vu vơ. Từ “nhặt” thường mang ý nghĩa là bắt gặp tình cờ một vật gì đó bị rơi.
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn
– Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
– Nghệ thuật dẫn truyện
– Tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc
III. Kết bài
– Qua hình tượng nhân vật Tràng, tác giả đã khẳng định cuộc sống ngột ngạt, tăm tối đến đâu thì sự sống vẫn trỗi dậy, vươn lên mãnh liệt đến đấy. Hình tượng nhân vật Tràng đã giúp Kim Lân thể hiện được thành công giá trị nhân đạo của mình, và một lần nữa đây là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông khi viết về người nông dân nghèo.