Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ

Phân tích bài thơ “Chiều xuân” của Anh Thơ.

Bài làm

Nữ sĩ Anh Thơ (1921 – 2005) được biết đến là một hồn thơ nữ đằm thắm, nữ thi sĩ có tên thật là Vương Kiều Ân, xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học. Quê gốc của nữ thi sĩ ở thị xã Bắc Giang nhưng bà lại sinh ra và lớn lên tại Ninh Giang, Hải Dương. Mặc dù chưa học hết tiểu học nhưng vốn có khiếu văn chương nên bà rất thích đọc sách và làm thơ. Bút danh AnhThơ đã được xuất hiện trong phong trào Thơ mới với những bài thơ viết về đề tài nông thôn tràn ngập những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, gợi nhớ những ki niệm êm đềm về làng mạc, quê hương trong tâm thức của mỗi con người. Thơ của bà mỗi bài là một bức tranh thiên nhiên tươi mát, hài hoà, gợi nên không khí và nhịp sống êm đềm ở miền quê Bắc Bộ. Anh Thơ đã vinh dự khi được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2007.

“Chiều xuân” là tác phẩm được in trong tập Bức tranh quê (xuất bản năm 1941) là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Anh Thơ. Dường như bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mát, thơ mộng và khung cảnh làng quê tĩnh lặng, thanh bình khiến cho con người thêm gắn bó với quê hương.

A ai cũng biết buổi chiều thường là khoảnh khắc dễ làm nảy sinh cảm xúc và thi hứng của thi nhân. Nhà thơ Anh Thơ thật tinh tế khi đã quan sát và lựa chọn những hình ảnh, chi tiết đặc trưng của cảnh vật để phác họa nên ba bức tranh chiều xuân êm ả, thanh bình.

Dường như người đọc dễ nhận thấy ở bức tranh thứ nhất tả cảnh một chiều mưa bụi với hình ảnh bến sông vắng khách, con đò nằm gần như là đứng yên bất động, quán tranh xơ xác tiêu điều bên chòm xoan đã như rụng đầy hoa tím:

Xem thêm:  Nghị luận về một hiện tượng đời sống thực phẩm bẩn

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi …

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.

Nữ sĩ Anh Thơ có lẽ phải quan sát, thưởng thức bằng cái nhìn tâm tưởng nên đã cảm nhận được cái hồn của cảnh vật thân quen. Trong cơn chiều mưa lạnh đó, quang cảnh bến sông ven làng lại càng trở nên tiêu điều, vắng vẻ. Một bức tranh hiện lên dường như thiếu cả những sắc màu và ánh sáng. Và cả trong sự tĩnh lặng một cách đáng sợ gần như tuyệt đối của không gian vẫn có sự hoạt động của cảnh vật, dù là nhẹ đến mức như có như không. Dường như những cơn mưa cứ đổ bụi êm êm trên bến vắng. Con đò thường ngày tất bật chở khách sang sông, giờ đây dường như mệt mỏi, biếng lười nằm mặc nước sông trôi. Dường như quán tranh lúc này thì cũng như thu mình lại, đứng im lìm trong vắng lặng bởi không còn khách vào ra với tiếng cười, tiếng nói rộn ràng. Chòm xoan hoa tím thủy chung đẹp là vậy mà nay rụng tơi bời trước ngọn gió xuân còn vương hơi lạnh của buổi tàn đông. Tất cả đều như ẩn chứa một nỗi buồn mang tầm vóc thật sâu kín khó nói thành lời được.

Bức tranh thứ hai:

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ,

Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ;

Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió,

Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa.

Có lẽ hình ảnh đường đê trong buổi chiều xuân qua cảm nhận của nữ sĩ thật thân thương và bình yên. Và nếu như so với cảnh bến vắng đìu hiu ở trên thì cảnh đường đê vui hơn và nhiều sức sống hơn. Dường như cái màu xanh biếc của cỏ non mơn mởn trải dài hút tầm mắt khiến nhà thơ có một liên tưởng bất ngờ và thú vị: Đàn trâu bò đang ung dung gặm cỏ mà như đang thong thả cúi ăn mưa. Đó là một ảo giác nghệ thuật nảy sinh từ thực tế, qua lăng kính lãng mạn của nhà thơ. Trên cái phông nền xanh mát mắt và mát cả hồn người ấy điểm xuyết vài nét chấm phá của Đàn sáo đen và Mấy cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có nhiều nét tươi mát và thơ mộng, chứng tỏ tác giả có tài quan sát và có sự rung động tinh tế nên nhận thấy cảnh vừa thực lại vừa ảo, vừa quen, vừa lạ.

Xem thêm:  Giải thích lời dạy Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó

Thế nhưng bức tránh quê dù đẹp đẽ, thanh bình đến đâu chăng nữa cũng sẽ trống trải nếu thiếu hình ảnh con người. Con người xuất hiện làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành bức tranh sinh hoạt:

Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng,

…Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Khung cảnh thực mà giống như trong một giấc mơ. Giữa cánh đồng lúa xanh rờn bát ngát đó lại nổi bật lên hình ảnh một cô nàng yếm thắm tràn đầy sức sống của tuổi xuân. Hình ảnh đó thật đáng yêu biết bao khi đã thể hiện chất trữ tình lãng mạn đậm đà trong tâm hồn nữ thi sĩ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Tiếng động bất ngờ của Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra khiến cô gái giật mình ngơ ngác là một điểm nhấn nghệ thuật. ĐAặc biệt hình ảnh cô thôn nữ với cái dáng cắm cúi, chuyên cần làm việc giữa khung cảnh chiều xuân êm đềm như thế quả đã làm xúc động lòng người, vẻ đẹp của cô thôn nữ đứng bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên khiến cho cảnh sắc bình thường đời thường, vốn thân quen bỗng trở nên đẹp đẽ lạ thường. Anh Thơ như thể hiện thành công thủ pháp lấy động tả tĩnh đã làm nổi bật vẻ thanh bình, vắng lặng của chiều xuân chốn đồng quê.

Ba bức tranh vẽ ba khung cảnh khác nhau nhưng trong cùng một thời điểm. Nữ sĩ Anh Thơ dường như bà đã tìm cảm hứng từ những khung cảnh binh dị, quen thuộc xung quanh và tỏ ra có thế mạnh ở lối miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, thâu tóm được cái hồn của cảnh vật thiên nhiên.Ngoài ra thì thi sĩ Anh Thơ còn đóng góp cho Thơ mới ở cách dùng từ độc đáo, mới lạ chưa từng có trong thi ca. Đó còn là những cụm từ đặc sắc giàu tính tạo hình “mưa đổ bụi”, ‘đò biếng lười’; “rụng tơi bời”, “mổ vu vơ”; “Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa”… Có thể nói rằng những nét độc đáo, mới lạ ấy được thể hiện qua sự duyên dáng, mềm mại của các câu thơ càng làm nổi bật phong cách lãng mạn của tác giả. Đó còn được coi là một bức tranh tổng thể về buổi chiều xuân yên ả, thanh bình nơi làng quê. Bức tranh thiên nhiên vừa hoà hợp với tâm hồn nữ sĩ vừa gợi nên tình cảm làng mạc, quê hương sâu sắc trong lòng mỗi con người.

Xem thêm:  Tư tưởng “Đất nước của nhân dân" trong đoạn trích “Đất nước" của Trường ca "Mặt đường khát vọng", tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Check Also

7215 1494911290057 1016 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *