Phân tích áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Phân tích áng thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi

Hướng dẫn

Bình ngô đại cáo là áng thiên cổ hùng văn của nền văn học trung đại Việt Nam, đó cũng chính là bản tuyên ngôn về độc lập, chủ quyền, thể hiện niềm tự hào sâu sắc về truyền thống đấu tranh của dân tộc. Em hãy phân tích “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi để thấy hết được những giá trị của áng thiên cổ hùng văn này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích Bình ngô đại cáo

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: Đây là một kiệt tác ngay từ nhan đề đến nội dung, nghệ thuật và thậm chí thấm sâu vào từng con chữ. Bài cáo đã thể hiện thành công niềm tự hào về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng như niềm tự hào dân tộc, ngời sáng ngọn cờ của tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

2. Thân bài

– Trước hết, “Đại cáo bình Ngô” là lời tuyên ngôn về nhân nghĩa, tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

+ Tác giả đã nêu ra nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung: nhân nghĩa” chính là việc “yên dân trừ bạo”- loại trừ và tiêu diệt tham tàn bạo ngược để tiến tới mục đích duy nhất là bảo vệ cuộc sống của nhân dân.

+ Từ tiền đề mang tính chất chân lí này, tác giả đã nêu lên tuyên ngôn về nền độc lập, về chủ quyền của nước ta trên các phương diện:

  • lãnh thổ,
  • phong tục tập quán
  • nền văn hiến
  • lịch sử riêng
  • chế độ riêng độc lập

– Ở đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi đã lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược

+ vạch trần âm mưu xâm lược đầy gian trá của chúng:

+ Vạch trần tội ác xâm lược giày xéo lãnh thổ nước ta, cướp bóc giết hại những sinh linh vô tội một cách bạo tàn và vô nhân đạo.

– “Bình Ngô đại cáo” còn là bản tổng kết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng, oanh liệt.

= Cuối cùng, tác giả kết thúc bài cáo bằng lời tuyên bố kháng chiến thắng lợi và rút ra bài học lịch sử

Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Bình luận về tiền tài và hạnh phúc

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: Như vậy, bằng việc kết hợp bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca, tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã thể hiện thành công tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước độc lập dân tộc.

II. Bài tham khảo

Lòng yêu nước luôn là mạch ngầm vô hạn và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Truyền thống vô cùng tốt đẹp đó đã được ghi nhận qua thực tế cũng sống cũng như lưu danh sử sách. Một trong những tác phẩm văn học thể hiện qua áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của tác giả Nguyễn Trãi. Đây là một kiệt tác ngay từ nhan đề đến nội dung, nghệ thuật và thậm chí thấm sâu vào từng con chữ. Bài cáo đã thể hiện thành công niềm tự hào về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng như niềm tự hào dân tộc, ngời sáng ngọn cờ của tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng tinh thần chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

Đại cáo bình Ngô” bao gồm bốn đoạn và mỗi đoạn chứa nội dung riêng nhưng tất cả đều hướng đến tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt là “tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước độc lập”. Ở phần một, tác giả đã khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt, phần hai mạnh mẽ tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh một cách đanh thép, hùng hồn, phần ba kể lại quá trình gian khổ nhưng vĩ đại của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đoạn cuối là lời tuyên bố kháng chiến thắng lợi và rút ra bài học lịch sử.

Trước hết, “Đại cáo bình Ngô” là lời tuyên ngôn về nhân nghĩa, tuyên ngôn về độc lập dân tộc. Tác giả đã nêu ra nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Xem thêm:  Sưu tầm những bài thơ hay nhất của tú xương bạn yêu thích

Tư tưởng “nhân nghĩa” vốn có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đối với Nguyễn Trãi, “nhân nghĩa” chính là việc “yên dân trừ bạo”- loại trừ và tiêu diệt tham tàn bạo ngược để tiến tới mục đích duy nhất là bảo vệ cuộc sống của nhân dân, hay nói cách khác nhân nghĩa phải gắn liền với công cuộc chống ngoại xâm. Từ tiền đề mang tính chất chân lí này, tác giả đã nêu lên tuyên ngôn về nền độc lập, về chủ quyền của nước ta:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác”

Tác giả đã cất lên lời tuyên ngôn thể hiện rõ niềm tư hào dân tộc thông qua việc khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc dựa trên những phương diện về: lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến và lịch sử riêng, chế độ riêng độc lập. Điều này đã thể hiện ý thức toàn diện của tác giả về ý thức dân tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn so sánh và đặt dân tộc ta trong sự đối sánh, ngang hàng với đất nước Trung Quốc:

“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Điều này đã thể hiện bước tiến mới trong tư tưởng của Nguyễn Trãi. Nếu như “Nam quốc sơn hà” khẳng định độc lập, chủ quyền chỉ với yếu tố “thiên thư” thì tác giả “Bình Ngô đại cáo” lại khẳng định dựa vào sự thực và tiến trình lịch sử.

`Ở đoạn tiếp theo, Nguyễn Trãi đã lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược bằng việc vạch trần âm mưu xâm lược đầy gian trá của chúng:

“Nhân họ Hồ chính sự phiền hà

Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa”

Với luận điệu xảo trá, chúng đã đặt bước chân xâm lược giày xéo lãnh thổ nước ta, cướp bóc giết hại những sinh linh vô tội một cách bạo tàn và vô nhân đạo:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Xem thêm:  Phân tích truyện cổ tích Tấm Cám

Những hình tượng giàu ý nghĩa biểu trưng như “nướng dân đen”, “vùi con đỏ” đã khái quát đầy đủ tội ác của kẻ thù, đồng thời diễn tả một cách chân thực và rõ nét tội ác của kẻ thù xâm lược. Đứng lên lập trường nhân nghĩa trừ tham tàn bạo ngược, tác giả đã đanh thép tuyên án: “Lẽ nào trời đất dung tha- Ai bảo thần nhân chịu được”.

“Bình Ngô đại cáo” còn là bản tổng kết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hào hùng, oanh liệt. Tác giả đã tái hiện khúc ca hoành tráng về cuộc khởi nghĩa, đặc biệt là hình tượng người anh hùng Lê Lợi. Đó là vị lãnh đạo hết lòng vì vận mệnh dân tộc: “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, “những trằn trọc trong cơn mộng mị”,… Những năm tháng đầy gian khổ nhưng cũng hết sức bi hùng của cuộc khởi nghĩa đã được tác giả khắc họa rõ nét.

Cuối cùng, tác giả kết thúc bài cáo bằng lời tuyên bố kháng chiến thắng lợi và rút ra bài học lịch sử. Nguyễn Trãi đã không thể giấu được niềm vui sướng tự hào: “Xã tắc từ đây vững bền…. Ngàn thu vết nhục nhã sạch tàu”. Từ đó, bài học lịch sử được rút ra thể hiện qua việc nhận thức rõ chiến thắng vẻ vang là nhờ vào sức mạnh hun đúc từ truyền thống.

Như vậy, bằng việc kết hợp bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca, tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” đã thể hiện thành công tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước độc lập dân tộc.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinh dep mo95757972 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *