Phân tích khổ thơ đầu tiên của bài Bình ngô đại cáo để thấy tư tưởng yên dân, nhân nghĩa mà tác giả hướng đến

Phân tích khổ thơ đầu tiên của bài Bình ngô đại cáo để thấy tư tưởng yên dân, nhân nghĩa mà tác giả hướng đến

Hướng dẫn

Đề bài: Anh chị hãy Phân tích khổ thơ đầu tiên của bài Bình ngô đại cáođể thấy tư tưởng yên dân, nhân nghĩa mà tác giả hướng đến.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm “Đại cáo bình Ngô” và khổ thơ đầu tiên: Trong các tác phẩm của ông có bài “Đại cáo bình Ngô”, được coi là một áng “thiên cổ hùng văn”

2. Thân bài

  • Tư tưởng nhân nghĩa, luận đề chính nghĩa của dân tộc ta: việc “nhân nghĩa” ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”
  • Khẳng định nền độc lập của dân tộc ta: Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm những yếu tố cấu thành một quốc gia độc lập như: văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài

3. Kết bài

Ý nghĩa của khổ thơ đầu tiên: đoạn thơ đã nêu được tư tưởng nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt

II. Luyện tập

Tác giả Nguyễn Trãi – Danh nhân văn hóa thế giới, ông không chỉ là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc và tài ba mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong các tác phẩm của ông có bài “Đại cáo bình Ngô”, được coi là một áng “thiên cổ hùng văn” và là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hai” của dân tộc Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là khổ thơ đầu tiên, đã thể hiện được tư tưởng nhân nghĩa chủ đạo của bài cáo.

Mở đầu bài cáo, tác giả đã nêu lên luận đề chính nghĩa, tư tưởng nhân nghĩa. Đối với Nguyễn Trãi, ông cho rằng, việc “nhân nghĩa” ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”.

Xem thêm:  Thân em như tấm lụa đào, … c.Phân tích cái hay của bài ca dao thứ 3

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Trước hết là phải lo cho dân, giúp dân có được cuộc sống yên ổn, ấm no và hạnh phúc, có như vậy đất nước mới ổn định và phát triển được. Đó là đạo lý lấy dân làm gốc, dân là tài sản và sức mạnh, sinh khí của quốc gia, dân tộc. Việc nhân nghĩa tiếp theo là “trừ bạo”, “bạo” ở đây chính là giặc Minh bạo tàn, bọn cầm thú bóc lột và đày đọa nhân dân, vùi dập nhân dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. Nếu không “yên dân” tất việc “trừ bạo” sẽ khó khăn, hai việc này cần tiến hành cùng lúc và thống nhất với nhau. Quan tâm tới việc ấm no của nhân dân cũng đồng nghĩa phải đánh đuổi kẻ thù của dân. Nguyễn Trãi đã nâng tư tưởng nhân nghĩa lên thành một lí tưởng xã hội, thành một chân lí, tác giả đã khẳng định được hạt nhân cơ bản, cốt lõi và giá trị nhất. Nhân nghĩa đó còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước và khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập tự do của dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước…

Song hào kiệt nước nào cũng có”.

Để khẳng định chân lí này, ngoài hai yếu tố chủ quyền lãnh thổ và ý thức tự tôn dân tộc trong “Nam Quốc Sơn Hà” thì Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm những yếu tố cấu thành một quốc gia độc lập như: văn hiến, lịch sử, phong tục tập quán, nhân tài. Có thể khẳng định rằng nền văn hiến ngàn năm của mỗi một quốc gia không ai có thể nhầm lẫn được. Ngay cả những phong tục giữa Bắc và Nam cũng khác nhau, có những nét riêng không thể đồng hóa được. Hơn nữa các triều đại đã đi qua chính là điểu khẳng định chủ quyền đó. Cuối cùng là nhắc tới nhân tài, con người là yếu tố quan trọng để khẳng định và gìn giữ nền độc lập đó. Lời răn đe với những kẻ muốn thôn tính Đại Việt rằng dù thời thế có thay đổi nhưng hào kiệt và anh hùng đời nào cũng có. Có thể nhận thấy rằng, so với “bản tuyên ngôn đầu tiên” của Lý Thường Kiệt thì “bản tuyên ngôn thứ hai” này có phần đầy đủ, toàn diện và hay hơn về cả nội dung và tư tưởng. Tá giả đã so sánh với Trung Quốc, từ bờ cõi tới phong tục hai nước, rồi từ bốn triều đại cường thịnh của ta so với bốn triều đại của Trung Quốc, và nhân tài của ta thời nào cũng đó, chứng tỏ rằng ta chẳng hề thua kém chúng. Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ khẳng định tính hiển nhiên vốn có về sự tồn tại và nền độc lập của Đại Việt: “từ trước”, “từ lâu”, “đã chia”, “cũng khác” đã làm tăng thêm tính thuyết phục cho những khẳng định trên. Phần cuối của khổ thơ chính là những chứng cứ rõ ràng nhất khẳng định nền độc lập của ta, đó là các cuộc chiến của ta với phương Bắc trong lịch sử chúng đều thất bại:

Xem thêm:  Giới thiệu về một nét văn hoá truyền thống: Dân ca quan họ

“Lưu Cung tham công nên thất bại…

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”

Nguyễn Trãi đã tổng kết những chiến công oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc của dân tộc ta. Cách liệt kê đó vừa chỉ ra được những chứng cứ một cách rõ ràng cụ thể và xác thực, lại thể hiện được sự chắc chắn, niềm tự hào và tự tôn dân tộc của nhân dân ta. Qua đây, người đọc cũng thấy được ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi đã vươn tới một tầm cao mới. Khẳng định: Đại Việt là một quốc gia độc lập, tự chủ, có nhân tài và tướng giỏi, không hề thua kém bất cứ quốc gia nào. Bất cứ kẻ nào có mưu đồ thôn tính và xâm lược nước ta đều phải nhận kết quả thảm bại. Chúng ta đấu tranh cho chính nghĩa và tiêu diệt tư tưởng phi nghĩa nên dù có thế nào phần thắng cũng về phía chính nghĩa.

Với nghệ thuật biền ngẫu đặc sắc, đoạn thơ đã nêu được tư tưởng nhân nghĩa và nền độc lập của dân tộc Đại Việt. Khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và bảo vệ nền độc lập của riêng mình. Đoạn thơ giúp chúng ta hiểu được ý nghĩa của chủ quyền lãnh thổ và độc lập tự do, thêm khắc ghi lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng và bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Xem thêm:  Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 6 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *