Do không được nghe giảng về câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền” … Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu

Do không được nghe giảng về câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền”… Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu

Gợi ý

Đề bài:

Do không được nghe giảng về câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" nhiều người không hiểu những từ Hán Việt trong câu ấy nghĩa là gì, người xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không.

Em sẽ giải thích thế nào cho những người đó hiểu

Bài làm:

Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn thể hiện kinh nghiệm của dân gian về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội trong đó có lao động sản xuất. Những kinh nghiệm đó xuất phát từ thực tế việc quan sát công cuộc lao động để sản xuất ra của cải vật chất của dân gian. Câu tục ngữ sau là một trong số đó: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền. Người, xưa muốn nói điều gì qua câu tục ngữ ấy và nói như thế có lí hay không?

Câu tục ngữ trên sử dụng một số yếu tố Hán Việt. Nhất, nhị, tam có nghĩa là thứ nhất, thứ hai, thứ ba. “Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn, thứ ba làm ruộng. Nhưng cơ sở của việc xếp thứ tự trong câu tục ngữ là gì vậy?

Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của. nhà nông. Theo dó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,… Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thế nuôi cá hằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm,… Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau rihư rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,… So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biến đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.

Tuy nhiên, cũng có thể hiểu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đẳu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm aọ phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thế dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống… như nuôi cá nhưng cũng phẳi đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thụ hoạch,… Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ’ biến, không mất công sức học hỏi nhiều

Xem thêm:  Hãy kể lại một truyện dân gian theo sự tưởng tượng và suy nghĩ của riêng em

Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

Hocvanvanhoc.com

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *