Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích tâm trạng nhân vật trong “Hạnh phúc của một tang gia”
Bài làm
Mở bài:
Để xây dựng nên thành công của một tác phẩm nhân vật là một trong những yếu tố quan trọng làm nên giá trị cũng như ý nghĩa trong toàn bộ tác phẩm. Chính vì thế mỗi nhà văn đều cố gắng hết mình để xây dựng được nhân vật điển hình, tinh tế. Trong đó tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia là một trong những tác phẩm như thế.
Thân bài:
Tâm trạng của mỗi nhân vật trong câu chuyện đều được tác giả xây dựng và ứng với một vai trò, nhiệm vụ riêng, những câu chuyện đó đem lại cảm xúc tinh tế cho người đọc, với sự tinh tế mỗi nhân vật có vai trò và dòng tâm trạng khác nhau.
+ Với cụ cố Hồng trong tác phẩm được tác giả miêu tả: Ông mơ màng với những bộ đồ xô gai, lụ khụ chống gậy trong đám tang để cho thiên hạ bình phẩm.
+ Bà văn minh mong ước để mặc bộ đồ xô gai tân thời, với chiếc mũ viền trắng đen…
+ Còn cô tuyến mặc bộ đồ trắng ngây thơ để khoe cơ thể trắng của mình..
+ Tất cả các nhân vật khác thì biểu tượng để nói về nghệ thuật trào phúng trong tác phẩm, đều là nhân vật để nói lên những biểu tượng của nghệ thuật trào phúng.
+ Họ đến với mong muốn họp mặt và khoe đủ thứ trang phục…
+ Mỗi người lại có những niềm vui khác nhau, nó biểu hiện qua những hành động, và những trò lố lăng của chính tác giả thể hiện trong tác phẩm này.
+ Qua câu chuyện tác giả cũng muốn nhấn mạnh đến tâm trạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật, tinh tế, sâu sắc của chính tác giả, biểu hiện trong tác phẩm.
+ Nhân vật hiện lên chi tiết, sâu sắc, mang những dấu ấn quan trọng, thể hiện tính chất trào phúng trong tác phẩm.
+ Với ngôn ngữ đặc biệt và giàu tính chất trào phúng, tác giả đã đem đến cho người đọc những nghệ thuật trào lộng sâu sắc.
+ Mỗi nhân vật mang một tính cách riêng và niềm vui riêng, nhưng tất cả đều biểu hiện những đức tính tham lam, coi trọng vật chất mà dường như bỏ quen đi đạo đức của mình.
Kết Luận:
Với cách xây dựng nhân vật điển hình, tác giả mang đến cho người đọc nhiều ý nghĩa hiện thực sâu sắc, phản ánh và phê phán con người tham lam, bỏ qua đạo đức.