Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

Hướng dẫn

Phò giá về kinh là một trong những bài thơ đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Trần Quang Khải. Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình sau khi học xong bài thơ Phò giá về kinh.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

-Trần Quang Khải (1241-1294), một vị danh tướng tài ba đời Trần, một nhà thơ lớn của dân tộc, các sáng tác của ông thường hàm xúc, ý nghĩa về để lại giá trị vô cùng to lớn trong nền thơ ca dân tộc. Phò giá về kinh chính là một trong những bài thơ đặc sắc trong kho tàng thơ ca của Trần Quang Khải. Bài thơ được sáng tác trong lúc vua và quân dân nhà Trần giành chiến thắng lấy lại được kinh thành Thăng Long và trên đường trở về kinh đô.

– Bài thơ được Trần Quang Khải viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với lời thơ giản dị, nhưng đầy hàm xúc ý nghĩa bằng chữ Hán, bản dịch của Trần Trọng Kim được nhiều người biết đến nhất

2.Thân bài

– hai câu thơ đầu:

+Cảm xúc chiến thắng trước một đội quân giặc ngoại xâm được đánh giá là vô cùng hung hãn khiến cho Trần Quang Khải không khỏi xúc động, không miêu tả quá dài dòng, chỉ bốn câu thơ thôi cũng đã đúc kết được sự tự hòa và tâm tư của vị tướng kiệt xuất.

+Hai câu thơ đầu và hai chiến thắng lẫy lừng chấn động đất trời, để đánh dấu trong việc đánh tan giặc Nguyên đó là chiến thắng Chương Dương và Hàm tử vào năm 1285

+Đối với tình hình quân và dân nhà Trần lúc bấy giờ, chỉ nghe đến cái tên Chương Dương thôi cũng đã vô cùng tự hào và cảm phục trước ý chí chiến đấu của quân ta dưới sự chỉ huy vô cùng sáng suốt của danh tướng Trần Quang Khải.

+Mặc dù không miêu tả lại cảnh chiến tranh với gươm đao, với sự ác liệt của cuộc chiến mà tác giả chỉ kể lại các sự kiện, nhưng vẫn đưa người đọc như đang sống giữa cuộc chiến, sống giữa khi thế hào hùng và cảm giác giác chiến thắng, khải hoàn đầy khí thế của vua và dân nhà Trần.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội - Thời trang nói gì

=>Chiến thắng Chương Dương ta đã đánh bại được quân thù đến trận Hàm tử ta đã bắt sống được cả tướng giặc, chính điều này đã chứng minh được tuy rằng từ ngữ giản dị nhưng vô cùng mạnh mẽ rắn rỏi.

– hai câu thơ cuối:

+Trần Quang Khải muốn gửi đến toàn dân tộc một điều rằng: nền thái bình đó chỉ được tạo ra khi mà toàn thể dân tộc đồng lòng, đoàn kết dồn hết lòng dựng xây và bảo vệ đất nước mà thôi.

+Với hai câu thơ vô cùng ngắn gọn nhưng súc tích, chất chứa nhiều những xúc cảm và tâm tư của nhà thơ.

+Trần Quang Khải không đắm chìm trong chiến thắng ông đã có những lo nghĩ cho tương lai đất nước, ông muốn cuộc sống hòa bình, đất nước còn tồn tại và lưu danh đến muôn đời sau. “Non nước ấy ngàn thu”.

=> Nhưng nền thái bình đâu phả tự dưng mà có được, nó cần được sự đồng lòng, đồng sức, đoàn kết với lòng tự hào và lòng tự hào đất nước nồng nàn, đấy chính là nỗi niềm của Trần Quang Khải

3. Kết bài

Bài thơ với lời thơ ngắn ngọn nhàng, câu từ gần gũi không khoa trương phóng đại đã đem đến cho người đọc về một tinh thần dân tộc vô cùng hào hùng và chiến thẳng vẻ vang oanh liệt, giá trị của bài thơ vẫn còn vang vọng cho đến bây giờ, đây chính là kim nam để mỗi chún ta cần tu dưỡng tài năng đạo đức cống hiến cho đất nước.

Bài viết liên quan đến bài thơ Phò giá về kinh:

>>Phân tích ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải – Văn mẫu hay tuyển chọn

>>Phân tích bài thơ Phò giá về kinh để thấy được tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ

>>Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình trong bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

Xem thêm:  Soạn bài Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm lớp 7

II. Bài tham khảo

Trần Quang Khải (1241-1294), một vị danh tướng tài ba đời Trần, một nhà thơ lớn của dân tộc, các sáng tác của ông thường hàm xúc, ý nghĩa về để lại giá trị vô cùng to lớn trong nền thơ ca dân tộc. Phò giá về kinh chính là một trong những bài thơ trong kho tàng thơ ca của Trần Quang Khải. Bài thơ được sáng tác trong lúc vua và quân dân nhà Trần dành chiến thắng lấy lại được kinh thành Thăng Long và trên đường trở về kinh đô.

Bài thơ được Trần Quang Khải viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với lời thơ giản dị, nhưng đầy hàm xúc ý nghĩa bằng chữ Hán, bản dịch của Trần Trọng Kim được nhiều người biết đến nhất:

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm tử bắt quân thù.

Thái bình nên gắng sức.

Non nước ấy ngàn thu.”

Cảm xúc chiến thắng trước một đội quân giặc ngoại xâm được đánh giá là vô cùng hung hãn khiến cho Trần Quang Khải không khỏi xúc động, không miêu tả quá dài dòng, chỉ bốn câu thơ thôi cũng đã đúc kết được sự tự hòa và tâm tư của vị tướng kiệt xuất.

Hai câu thơ đầu và hai chiến thắng lẫy lừng chấn động đất trời, để đánh dấu trong việc đánh tan giặc Nguyên đó là chiến thắng Chương Dương và Hàm tử vào năm 1285

“Chương Dương cướp giáo giặc,

Hàm Tử bắt quân thù”.

Đối với tình hình quân và dân nhà Trần lúc bấy giờ, chỉ nghe đến cái tên Chương Dương thôi cũng đã vô cùng tự hào và cảm phục trước ý chí chiến đấu của quân ta dưới sự chỉ huy vô cùng sáng suốt của danh tướng Trần Quang Khải. Mặc dù không miêu tả lại cảnh chiến tranh với gươm đao, với sự ác liệt của cuộc chiến mà tác giả chỉ kể lại các sự kiện, nhưng vẫn đưa người đọc như đang sống giữa cuộc chiến, sống giữa khi thế hào hùng và cảm giác giác chiến thắng, khải hoàn đầy khí thế của vua và dân nhà Trần. Chiến thắng Chương Dương ta đã đánh bại được quân thù đến trận Hàm tử ta đã bắt sống được cả tướng giặc, chính điều này đã chứng minh được tuy rằng từ ngữ giản dị nhưng vô cùng mạnh mẽ rắn rỏi.

Xem thêm:  Soạn bài Một thứ quà của lúa non: cốm (Thạch Lam).

Hai câu thơ tiếp chính là những tâm tư và lời nhắn nhủ mà Trần Quang Khải gửi đến toàn dân tộc:

“Thái bình nên gắng sức,

Non nước ấy ngàn thu”.

Trần Quang Khải muốn gửi đến toàn dân tộc một điều rằng: nền thái bình đó chỉ được tạo ra khi mà toàn thể dân tộc đồng lòng, đoàn kết dồn hết lòng dựng xây và bảo vệ đất nước mà thôi. Với hai câu thơ vô cùng ngắn gọn nhưng súc tích, chất chứa nhiều những xúc cảm và tâm tư của nhà thơ. Trần Quang Khải không đắm chìm trong chiến thắng ông đã có những lo nghĩ cho tương lai đất nước, ông muốn cuộc sống hòa bình, đất nước còn tồn tại và lưu danh đến muôn đời sau. “Non nước ấy ngàn thu”.Nhưng nền thái bình đâu phả tự dưng mà có được, nó cần được sự đồng lòng, đồng sức, đoàn kết với lòng tự hào và lòng tự hào đất nước nồng nàn, đấy chính là nỗi niềm của Trần Quang Khải

Bài thơ với lời thơ ngắn ngọn nhàng, câu từ gần gũi không khoa trương phóng đại đã đem đến cho người đọc về một tinh thần dân tộc vô cùng hào hùng và chiến thẳng vẻ vang oanh liệt, giá trị của bài thơ vẫn còn vang vọng cho đến bây giờ, đây chính là kim nam để mỗi chún ta cần tu dưỡng tài năng đạo đức cống hiến cho đất nước.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 12 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *