Phân tích ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải – Văn mẫu hay tuyển chọn

Phân tích ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải – Văn mẫu hay tuyển chọn

Hướng dẫn

Đề bài: Phò giá về kinh là tác phẩm mang đậm hào khí Đông Á thời Trần, em hãy phân tích ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải để thấy được hào khí hùng tráng này.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:

– Nhắc đến Trần Quang Khải ta nhớ ngay đến một vị tướng tài ba kiệt xuất thời nhà Trần, ông chính là con trai của vua Trần Thánh Tông. Với tấm lòng trung quân, ái quốc, vị tướng với những chiến công hiển hách, ông còn được biết đến như một nhà thờ lớn, thể hiện tình yêu nước nông nàn, bài thơ “Phò giá về kinh” đã được Trần Quang Khải sáng tác lên, bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều xúc cảm.

– “Phò giá về kinh” chính là khúc ca ngợi ca những chiến công hiển hách và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta, cũng như ý chí và sức mạng của toàn dân tộc trước kẻ thù xâm lăng. “Phò giá về kinh” được sáng tác trong hoàn cảnh quân ta giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc khánh chiến chống quân nguyên mông lần thứ hai, và quân và dân ta trên đường trở về kinh đô Thăng Long.

2.Thân bài

-Ý nghĩa hai câu thơ đầu:

+“Chương Dương” và “Hàm tử” là hai chiến thắng vang dội, để lại tiếng vang lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, mà đích thân Trần Quang Khải là người chỉ huy.

+“Chương Dương” là một địa danh nằm ở bên phải con sông Hồng, còn “Hàm tử” là một địa danh nằm ở bên trái ngạn sông Hồng.

+Đây chính là hai địa danh đánh dấu cuộc chiến vô cùng ngoan cường của quân và dân ta trước giặc Nguyên Mông.

+Hai câu thơ chỉ là sự kể lại, liệt kê những sự kiện chính theo thời gian,mặc dù tác giả không miêu tả cho tiết về cuộc chiến nhưng chúng ta cũng thất được tính chất hào hùng, rực lửa, đầy không khí về một cuộc chiến mà quân và dân ta dành chiến thắng lừng lẫy.

=> Hai câu đầu là hình ảnh của hai chiến thắng vô cùng oanh liệt

– ý nghĩa hai câu thơ cuối:

Xem thêm:  Tâm trạng của người mẹ qua văn bản cổng trường mở ra của Lý Lan

+“Thái bình nên gắng sức” đây chính là lời mà Trần Quang Khải muốn nhắc nhở với toàn thể nhân dân ta hãy cố gắng hơn nữa, cẩn trọng hơn nữa, dựng xây đất nước giàu mạng, luôn có một niềm tin son sắc thủy chung vào nền thái bình thịnh trị của đất Việt.

+Ta chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo:

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.”

=>Sử dụng vũ lực chống lại giặc cũng là giải pháp tình thế tạm thời.

+Tựu chung, muốn bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước thì mỗi người đều có ý thức xây dựng đất nước, ý chí kiên định, tin tưởng vào đất nước ắt hẳn thì “Non nước ấy ngàn thu”.=> Nền thái bình đó sẽ được giữ đến muôn ngàn năm sau.

-Bút pháp nghệ thuật:

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật, với nhịp thơ nhanh, tiết tấu gấp sử dụng các động từ mang sắc thá biểu cảm mạnh, dứt khoát. “Phò giá về kinh” đã mang đến cho người đọc cảm xúc hào hùng, khí thế nhưng cũng rất dồn dập của cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật là phép đối và phép liệt kê xuất sắc, với những vần thơ gần gũi, giản dị nhưng vô cùng chắc mang lại cho người đọc cảm giác như đang đứng giữa chiến thắng.

3. Kết bài

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ tuy rằng đã từ lâu, trải qua nhiều trang sử và dấu mốc phát triển của đất nước, nhưng giá trị của “Phò giá về kinh” vẫn còn vẹn nguyên cho đến bây giờ. Trần Quang Khải dồn hết những suy tư những tình cảm của mình có đất nước vào bài thơ, như một lời chứng minh rằng sức mạnh dân tộc có thể chiến thắng mọi kẻ thù, dù đó kẻ thù được đánh giá là rất mạnh “Giẫm nát cỏ cả một vùng viễn Đông!”

Bài viết liên quan đến bài thơ Phò giá về kinh:

>>Phân tích bài thơ Phò giá về kinh để thấy được tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ

>>Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất

>>Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình trong bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

Xem thêm:  Phân tích và làm sáng tỏ câu tục ngữ dân gian Người sống, đống vàng

II. Bài tham khảo

Nhắc đến Trần Quang Khải ta nhớ ngay đến một vị tướng tài ba kiệt xuất thời nhà Trần, ông chính là con trai của vua Trần Thánh Tông. Với tấm lòng trung quân, ái quốc, vị tướng với những chiến công hiển hách, ông còn được biết đến như một nhà thờ lớn, thể hiện tình yêu nước nông nàn, bài thơ “Phò giá về kinh” đã được Trần Quang Khải sáng tác lên, bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều xúc cảm.

Phò giá về kinh” chính là khúc ca ngợi ca những chiến công hiển hách và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta, cũng như ý chí và sức mạng của toàn dân tộc trước kẻ thù xâm lăng. “Phò giá về kinh” được sáng tác trong hoàn cảnh quân ta giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc khánh chiến chống quân nguyên mông lần thứ hai, và quân và dân ta trên đường trở về kinh đô Thăng Long.

Ngay mở đầu bài thơ với hai câu thơ đã nêu lên những chiến công hiển hách của quân và dân ta:

“Đoạt sáo Chương Dương độ,

Cầm Hồ Hàm Tử quan.”

“Chương Dương” và “Hàm tử” là hai chiến thắng vang dội, để lại tiếng vang lớn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, mà đích thân Trần Quang Khải là người chỉ huy.“Chương Dương” là một địa danh nằm ở bên phải con sông Hồng, còn “Hàm tử” là một địa danh nằm ở bên trái ngạn sông Hồng. Đây chính là hai địa danh đánh dấu cuộc chiến vô cùng ngoan cường của quân và dân ta trước giặc Nguyên Mông. Hai câu thơ chỉ là sự kể lại, liệt kê những sự kiện chính theo thời gian,mặc dù tác giả không miêu tả cho tiết về cuộc chiến nhưng chúng ta cũng thất được tính chất hào hùng, rực lửa, đầy không khí về một cuộc chiến mà quân và dân ta dành chiến thắng lừng lẫy.

Hai câu đầu là hình ảnh của hai chiến thắng vô cùng oanh liệt thì hai câu thơ sau lại mang đến cho người một cảm xúc khác:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san.”

Dịch thành:

“Thái bình nên gắng sức

Non nước ấy ngàn thu”

“Thái bình nên gắng sức” đây chính là lời mà Trần Quang Khải muốn nhắc nhở với toàn thể nhân dân ta hãy cố gắng hơn nữa, cẩn trọng hơn nữa, dựng xây đất nước giàu mạng, luôn có một niềm tin son sắc thủy chung vào nền thái bình thịnh trị của đất Việt. Ta chợt nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo:

Xem thêm:  Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,

Lấy chí nhân để thay cường bạo.”

Sử dụng vũ lực chống lại giặc cũng là giải pháp tình thế tạm thời. Tựu chung, muốn bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước thì mỗi người đều có ý thức xây dựng đất nước, ý chí kiên định, tin tưởng vào đất nước ắt hẳn thì “Non nước ấy ngàn thu”. Nền thái bình đó sẽ được giữ đến muôn ngàn năm sau.

Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật, với nhịp thơ nhanh, tiết tấu gấp sử dụng các động từ mang sắc thá biểu cảm mạnh, dứt khoát. “Phò giá về kinh” đã mang đến cho người đọc cảm xúc hào hùng, khí thế nhưng cũng rất dồn dập của cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật là phép đối và phép liệt kê xuất sắc, với những vần thơ gần gũi, giản dị nhưng vô cùng chắc mang lại cho người đọc cảm giác như đang đứng giữa chiến thắng.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ tuy rằng đã từ lâu, trải qua nhiều trang sử và dấu mốc phát triển của đất nước, nhưng giá trị của “Phò giá về kinh” vẫn còn vẹn nguyên cho đến bây giờ. Trần Quang Khải dồn hết những suy tư những tình cảm của mình có đất nước vào bài thơ, như một lời chứng minh rằng sức mạnh dân tộc có thể chiến thắng mọi kẻ thù, dù đó kẻ thù được đánh giá là rất mạnh “Giẫm nát cỏ cả một vùng viễn Đông!”

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

nu sinhuyen 20181115 040141 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *