Phân tích tinh thần yêu nước trong bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Hướng dẫn
Đề bài: Phò giá về kinh đã làm nổi bật tinh thần yêu nước thông qua việc diễn tả niềm tự hào vào chiến thắng hào hùng của dân tộcnước niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Em hãy phân tích tinh thần yêu nước trong bài “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Giới thiệu về bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải: Bài thơ đã làm nổi bật tinh thần yêu nước thông qua việc diễn tả niềm tự hào vào chiến thắng hào hùng của dân tộcnước niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
2. Thân bài
– Trước hết, tinh thần yêu nước được thể hiện qua niềm tự hào đối với chiến thắng hào hùng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược.
+ Gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội.
+ Nghệ thuật miêu tả chiến thắng:
- nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch.
- sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt”.
→ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng
→ tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta.
– Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước:
+ Nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch.
+ Thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân.
+ Thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc.
3. Kết bài
Khái quát giá trị yêu nước trong bài thơ: Với cảm hứng chủ đạo là tinh thần yêu nước, bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.
Bài viết liên quan đến bài thơ Phò giá về kinh:
>>Phân tích ý nghĩa của bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải – Văn mẫu hay tuyển chọn
>>Phân tích bài thơ Phò giá về kinh để thấy được tình yêu nước được thể hiện trong bài thơ
>>Cảm nghĩ về bài thơ Phò giá về kinh của tác giả Trần Quang Khải – Văn mẫu lớp 7 đặc sắc nhất
>>Phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình trong bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
II. Bài tham khảo
Tinh thần yêu nước là một trong những đặc điểm nổi bật xuyên suốt tiến trình văn học trung đại Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rõ thông qua rất nhiều tác phẩm văn học, trong đó “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một bài thơ tiêu biểu. Bài thơ đã làm nổi bật tinh thần yêu nước thông qua việc diễn tả niềm tự hào vào chiến thắng hào hùng của dân tộcnước niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù
Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Trước hết, tinh thần yêu nước được thể hiện qua niềm tự hào đối với chiến thắng hào hùng của dân tộc trước kẻ thù xâm lược. Chỉ bằng hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ, hào khí của thời đại Đông A đã được làm nổi bật:
“Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù”
Mỗi câu thơ năm chữ, hai dòng thơ mười chữ mà gợi lên được bầu không khí hào hùng của dân tộc với những sự kiện lịch sử vang dội. Tác giả chọn lọc những chiến thắng mang tính chất tiêu biểu đủ vẽ nên bức tranh sôi động trong những ngày kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hai địa danh “Chương Dương” và “Hàm Tử” là những địa danh chói ngời gắn với những chiến công vang dội của dân tộc. Tại đây, những trận đánh mở màn mang tính chất quyết định đã diễn ra. Chiến thắng được miêu tả bằng nhịp thơ nhanh, dồn dập, chắc nịch kết hợp cùng việc sử dụng những động từ mạnh mẽ, dứt khoát: “cướp”, “bắt” đã thể hiện rõ sự thần công, chớp nhoáng của những chiến công vang dội. Hai câu thơ đã thể hiện rõ niềm tự hào của tác giả của tác giả trước chiến thắng, đồng thời cũng cho thấy tinh thần yêu nước cùng sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến bảo vệ bờ cõi và độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, là một vị tướng, với tinh thần yêu nước sâu sắc, Trần Quang Khải không ngủ lâu trong chiến công của sự thắng lợi:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Hai câu thơ thể hiện sự suy tư, chiêm nghiệm của một con người luôn lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Với nhịp thơ ngắn gọn, chắc nịch, câu thơ đã thể hiện rõ tầm nhìn xa về chiến lược của một vị tướng quân, đồng thời thể hiện niềm hi vọng về nền hòa bình bền vững của dân tộc.
Như vậy, tuy chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước- một truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử dân tộc. Chúng ta đã từng bắt gặp tinh thần yêu nước qua bài thơ “Nam quốc sơn hà”. Cả hai bài đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc và nói lên khí phách kiên cường cùng ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm thông qua cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích. Tuy cùng nằm trong mạch nguồn của tinh thần yêu nước nhưng mỗi bài lại được viết theo một cảm hứng chủ đạo riêng. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” là lời khẳng định đanh thép về lãnh thổ, chủ quyền dân tộc, còn “Phò giá về kinh” là niềm tự hòa trước những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.
Với cảm hứng chủ đạo là tinh thần yêu nước, bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước.
Theo Tapchivanhoc.com