Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
Hướng dẫn
Đề bài: Anh chị hãy Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
Mở bài Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
Kho tàng ca dao dân ca của nước ta có rất nhiều bài hay nói về hình ảnh con cò. Hình ảnh con cò người ta thường để tượng trưng cho thân phận của người nông dân, người phụ nữ và hơn hết con cò còn thể hiện lời hát ru của bà, của mẹ. Trong đó bài “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca dao hát ru và có triết lí cao cả:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Mở đầu bài thơ là cách nói ngược rất độc đáo:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Thân bài Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
Mọi người thường chỉ thấy con cò đi kiếm ăn ban ngày chứ không phải đi kiếm ăn ban đêm. Mà chỉ có con vạc mới biết kiếm ăn ban đêm vì thế có câu:
“Ngán cho con vạc đi mò
Bán ruộng cho cò nên phải ăn đêm”
Chính vì cách mở đầu độc đáo này ta mà ta hiểu rõ hơn về cuộc sống thiếu thốn và cơ cực. Ban ngày họ vốn làm lụng vất vả nhưng vì cuộc sống mưu sinh vẫn thiếu thốn nên họ phải kiếm ăn vào cả ban đêm. Ấy vậy mà “Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” con cò thường đậu ở những cành cây thanh mảnh và cao để bám nên không bao giờ có hình ảnh lộn cổ xuống ao. Đây là một nghịch lí tương phản ở đời càng nhấn mạnh sự gian truân vất vả, nhiều người đã cố gắng vượt qua nhưng không được họ vẫn bị lún sâu trong cái cơ cực của cuộc sống ấy.
“Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy sao măng”
Dù con cò bị lộn cổ xuống ao nhưng nó vẫn cầu xin lòng rủ thương của con người. Ý muốn nói về tình thương và sự giúp đỡ trong cuộc sống không chỉ giúp đỡ con người lẫn nhau và đôi khi chúng ta cũng nên giúp những loài động vật. Nhưng có một điều lạ là thường thì những con cò khi thấy người chúng sẽ bay đi chứ không đợi con người tiến lại bắt nó. Còn con cò trong bài ca dao này lại cầu xin người bắt nó. Đây là một nghịch lí trong cuộc sống. Nghịch lí còn được thể hiện rõ hơn trong các câu tiếp theo:
“Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con”.
Dù cuộc sống có thiếu thốn và lao động mệt nhọc nhưng những người nông dân vẫn vô tư và hài hướng. Làm nên những câu ca dao vừa âm đậm triết lí ở đời vừa mang những yếu tố hóm hỉnh khiến người đọc thích thú. Như nghịch lí ở trong câu ca dao này cũng vậy. Con cò thật đáng yêu khi xin xáo mình trong nước trong. Dù vốn dĩ nó sống mò mẫm trong bùn lầy rất đục và rất bẩn. Trong khi loài cò rất ít chất dinh dưỡng đồng thời lại nhỏ bé nên nước thường rất trong.
Hình ảnh con cò này trong bài đại diện cho người phụ nữ trong xã hội xưa, họ tần tảo sớm hôm vất vả kiếm miếng cơm manh áo để nuôi chồng nuôi con. Họ không phàn nàn hay oán trách mà vẫn một mình lặng lẽ âm thầm việc cuộc sống của gia đình. Trong câu cuối của bài ca dao “ Chớ xáo nước đục đau lòng cò con” thể hiện cái chết cũng muốn trong sạch để tiếng cho đời sau. Người phụ nữ ở đây cũng vậy muốn mình luôn trong sạch và hết mực về cuộc sống tươi đẹp.
Kết luận Bình giảng bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm
Bài ca dao “Con cò mà đi ăn đêm” là một bài ca dao hay nói về sự chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt nam nói chung. Họ luôn khao khát có một cuộc sống tươi đẹp ở tương lai. Nếu có gặp nạn và phải chết thì họ vẫn muốn chết trong sạch mang tiếng ở đời sau. Đây là một đức tính đẹp của người phụ nữ xưa.
Theo Tapchivanhoc.com