Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thành Hải và 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thành Hải và 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Hướng dẫn

Cảm nhận về 2 khổ thơ trên.

Thực chất, đây là kiểu bài so sánh 2 văn bản. Các bước làm kiểu bài này là:

– Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm, 2 văn bản cần nghị luận.

– Lần lượt phân tích/cảm nhận từng văn bản.

– So sánh: chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản, lí giải điểm giống và khác nhau đó.

– Đánh giá, tổng kết.

a) Mở Bài

Giới thiệu 2 tác giả, 2 tác phẩm.

Giới thiệu,trích dẫn hai khổ thơ:Hai khổ thơ là hai bức tranh thiên đẹp về mùa xuân, mùa thu; đều bộc lộ cái nhìn tinh tế và tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của hai cây bútThanh Hải và Hữu Thỉnh.

b) Thân bài

* Cảm nhận về khổ 1 của bài thơ "Mùaxuân nho nhỏ":xem lại đề 20.

* Cảm nhận về khổ 1 của bài thơ "Sang thu":xem lại đề 21.

* So sánh:

– Giống nhau:

+Cả 2 khổ đều được viết theo thể thơ 5 chữ, cô đọng, hàm súc; vận dụng hiệu quả các phép tu từ (đảo ngữ, nhân hóa, ẩn dụ); sử dụng cả những hình ảnh hữu hình (dòng sông, bông hoa, chim chiền chiên, sương) và vô hình (tiếng chim, hương ổi); ngòi bút miêu tả rất mềm mại, tinh tế; hình ảnh thơ bình dị, thân thuộc.

Xem thêm:  Soạn bài Đoàn thuyền đánh cá đầy đủ hay nhất

+Các tác giả đã vẽ nên hai bức tranh thiên nhiên thật trong trẻo, bình yên, đẹp đẽ.

+Cả 2 khổ thơ đểu cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của hai nhà thơ.

Khác nhau:

+Một khổ viết về mùa xuân, một khổ viết về mùa thu. Thời gian, không gian nghệ thuật trong mỗi văn bản cũng khác nhau: một bức tranh đậm chất xuân xứ Huế, một bức tranh chớm thu – bắt đúng khoảnh khắc giao mùa của vùng quê Bắc Bộ.

+Cảm xúc của thi nhân: Nhà thơThanh Hải thiết tha, say đắm trước cảnh xuân, sắc xuân, ông nâng niu, trân trọng từng tiếng chim trong trẻo. Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời của nó – những ngày cuối đời của nhà thơ, ta càng thêm hiểu những tâm tư này. Còn nhà thơ Hữu Thỉnh, ông ngỡ ngàng, giật mình trước bước đi của thời gian nên còn chưa chắc chắn trước sự hiện hữu của những tín hiệu đầu tiên của mùa.

c) Kết bài

Mùa xuân và mùa thu vốn là những đề tài quen thuộc, là niếm cảm hứng bất tận của thơ ca muôn đời.Tuy vậy, mỗi nhà thơ với sự sáng tạo riêng, với những xúc cảm riêng vẫn mang đến cho vườn thơ dân tộc những bông hoa đẹp, ngát hương!

Có thể bạn thích

Xem thêm:  Nghị luận về vấn đề Game online vấn nạn học đường

Check Also

ao dai2 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *