[Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

[Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

– Khái quát chung: cần nhìn nhận và đánh giá con người, sự vật trên nhiều phương diện, nhiều chiều để thấy được giá trị cốt lõi sau những vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

2. Thân bài:

* Khái quát:

– Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông viết tương đối nhiều, có cả truyện ngắn, tiểu thuyết và cả tiểu luận phê bình. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” in đậm phong cách tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn được ra đời năm 1983, đến năm 1987 được in trong tập truyện ngắn cùng tên. Với ngôn ngữ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

* Phân tích:

– Câu chuyện tìm kiếm bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù cho bộ lịch đầu năm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng:

+  “một cảnh đắt trời cho”

+ Màu sắc nền là bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.

+ Chiếc thuyền lưới vó với chiếc mui khum khum đang hướng vào mặt bờ cùng với bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng đã trở thành hai hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên ấy.

=>“một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”.

+ Người nghệ sĩ nhiếp ảnh: “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”

– Phát hiện về cuộc sống gia đình hàng chài khi chiếc thuyền vào gần mà cụ thể hơn đó chính là cảnh bạo hành:

+ Người đàn ông và người đàn bà trong tiếng quát lớn “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”.

+ Người đàn bà: là một người phụ nữ chạc ngoài 40 với thân hình cao to, đường nét thô kệch, mặt rỗ cùng khuôn mặt đầy mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới. Người phụ nữ với dáng đi chậm chạp, tấm lưng áo bạc phếch rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng.

+ Người đàn ông: Lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát bước từng bước chắc chắn. Mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt độc giữ.

+ Cảnh bạo hành: Người đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay, rút trong người chiếc thắt lưng to bản quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Gã đánh vợ như đánh kẻ thù, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két,…

+ Người đàn bà hàng chài vẫn không kêu lên, không hề chống trả và cũng không có ý định chạy trốn.

+ Thằng Phác: giằng chiếc thắt lưng, dướn thẳng người, vung chiếc khóa sắt vụt vào giữa ngực người đàn ông; đưa tay sờ lên khuôn mặt mẹ như muốn lau đi giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt.

– Tại tòa án huyện:

+ Ban đầu: sợ sệt, tìm đến một góc tường để ngồi, xưng hô “con-quý tòa” rồi “dạ, thưa” đầy lễ phép.

+ Sau khi trấn tĩnh hơn: cách xưng hô “chị – các chú” rồi chủ động và mạnh dạn khi đề xuất ý kiến của riêng mình.

+ Chị từ chối lời đề nghị của chánh án Đẩu, đau đớn, đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ lão chồng vũ phu.

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội về danh và thực hiện nay

– Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch cuối năm:

+ Màu hồng hồng của ánh sương mai: biểu tượng cho chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời.

+ Người phụ nữ ấy đang bước ra từ tấm ảnh: biểu hiện cho sự khốn khó và cuộc sống lam lũ không chỉ của người đàn bà hàng chài năm ấy mà còn là cuộc sống vất vả, nhiều nỗi cơ cực của biết bao người phụ nữ khác có cùng chung hoàn cảnh với chị.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề nghị luận

– Cảm nhận cá nhân

phan tich tac pham chiec thuyen ngoai xa - [Văn mẫu tuyển chọn] Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Phân tích tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

Bài văn tham khảo

Nhà phê bình Nikolai Nikulin đã từng nhận xét “Niềm tin vào tính bất khả chiến bại của cái đẹp tinh thần, cái thiện đã được khúc xạ ở chỗ, anh (Nguyễn Minh Châu) đã tắm rửa sạch sẽ các nhân vật của mình, họ giống như được bao bọc trong một bầu không khí vô trùng”. Nguyễn Minh Châu là như thế, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” là minh chứng cho lời nhận xét của Nikolai Nikulin. Truyện ngắn hướng bạn đọc đến với bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc: cần nhìn nhận và đánh giá con người, sự vật trên nhiều phương diện, nhiều chiều để thấy được giá trị cốt lõi sau những vẻ đẹp hình thức bên ngoài.

Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông viết tương đối nhiều, có cả truyện ngắn, tiểu thuyết và cả tiểu luận phê bình. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” in đậm phong cách tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn được ra đời năm 1983, đến năm 1987 được in trong tập truyện ngắn cùng tên. Với ngôn ngữ dung dị đời thường, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm sâu sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

Tình huống mở đầu của truyện ngắn là câu chuyện tìm kiếm bức ảnh cảnh biển buổi sáng có sương mù cho bộ lịch đầu năm của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Phát hiện đầu tiên này được cho là “một cảnh đắt trời cho”. Bức tranh ấy mang màu sắc nền là bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Chiếc thuyền lưới vó với chiếc mui khum khum đang hướng vào mặt bờ cùng với bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng đã trở thành hai hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên ấy. Dường như, trong bức họa ấy, sự hiện diện của con người làm thiên nhiên vụt sống động và có hồn. Cả khung cảnh và đường nét đều hài hòa đến lạ “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”. Trước khung cảnh ấy làm dấy lên ở người nghệ sĩ nhiếp ảnh sự “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào” và ngẫm rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”. Phùng là một người nghệ sĩ chân chính với cái nhìn đầy sắc sảo, tinh tế với những rung động sâu sắc trước cái đẹp, cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn.

Nếu như truyện ngắn chỉ kết thúc trong phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng thì có lẽ bạn đọc sẽ chỉ nhớ đến “Chiếc thuyền ngoài xa” với một cảnh đắt giá trời cho. Thế nhưng ngay sau đó là phát hiện thứ hai – phát hiện về cuộc sống gia đình hàng chài khi chiếc thuyền vào gần mà cụ thể hơn đó chính là cảnh bạo hành.

Xem thêm:  Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 lớp 11

Người nghệ sĩ nhìn thấy cảnh tượng người đàn ông và người đàn bà trong tiếng quát lớn “Cứ ngồi nguyên đấy. Động đậy tao giết cả mày đi bây giờ”. Hình ảnh người đàn bà hiện lên trước cái nhìn của người nghệ sĩ là một người phụ nữ chạc ngoài 40 với thân hình cao to, đường nét thô kệch, mặt rỗ cùng khuôn mặt đầy mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới. Người phụ nữ với dáng đi chậm chạp, tấm lưng áo bạc phếch rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng. Sự xuất hiện chẳng mấy hoàn hảo, nó gợi lên cái vẻ xấu xí, thô kệch, nghèo khổ, vất vả và lam lũ của người đàn bà hàng chài.

Xuất hiện cùng người đàn bà là người đàn ông chẳng mấy đẹp đẽ hơn. Lưng rộng và cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát bước từng bước chắc chắn. Mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt độc giữ. Như vậy, đó là một con người vạm vỡ, hoang dã, hiểm độc, cuộc sống đói nghèo đã hằn in trên dáng vẻ khắc khổ.

Cảnh bạo hành diễn ra qua nhìn nhận của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng. Người đàn ông hùng hổ, mặt đỏ gay, rút trong người chiếc thắt lưng to bản quật tới tấp vào lưng người đàn bà. Đó hành động cho sự độc ác, dã man, có tác động ghê gớm đến người đàn bà. Gã đánh vợ như đánh kẻ thù, vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két,…Ngần ấy hành động, thái độ, cử chỉ cũng đủ làm toát lên ở người đàn ông là sự hung hăng, dữ tợn đến tột độ. Gã đánh vợ như để giải tỏa nỗi uất ức trong lòng ông ta do gánh nặng mưu sinh đã khiến ông ta tha hóa, dần torwr thành một gã vũ phu, tàn ác.

Tuy nhiên, trước một loạt hành động thô bạo của người đàn ông, người đàn bà hàng chài vẫn không kêu lên, không hề chống trả và cũng không có ý định chạy trốn. Đó là một người phụ nữ nhẫn nhục, cam chịu đến tuyệt đối. Sự xuất hiện của thằng Phác lại càng đẩy kịch tính của tình huống truyện lên cao. Nó giằng chiếc thắt lưng, dướn thẳng người, vung chiếc khóa sắt vụt vào giữa ngực người đàn ông. Hành động của nó là biểu hiện cho sự phản ứng, căm ghét dữ dội người cha của nó. Khác hoàn toàn so với việc ứng xử với cha, với mẹ, Phác lại có những hành động ân cần, quan tâm vô cùng. Nó đưa tay sờ lên khuôn mặt mẹ như muốn lau đi giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt. Đó là tấm lòng yêu thương vô cùng mà Phác dành cho người mẹ xấu số của nó. Phác là cậu bé vừa đáng giận nhưng cũng rất đáng thương và đầy bất hạnh.

Người đàn bà hàng chài cảm thấy vô cùng đau đớn và tủi khổ trước sự vô lễ của Phác với cha nó. Trước cảnh bạo hành, Phùng tỏ thái độ ngạc nhiên, trong mấy phút đầu cứ há hốc mồm ra đấy. Rồi anh vội vứt chiếc máy ảnh xuống chạy tới can ngăn. Và tưởng tượng cảnh vừa xảy ra như một câu chuyện cổ tích.

Cảnh bạo hành là bài học ngộ giác con người về cuộc sống quanh ta. Cuộc sống không phải là nghệ thuật cũng chưa bao giờ chỉ nhuộm một màu hồng mà trái lại, cuộc sống là cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phải nhìn nhận dưới nhiều góc độ mới thấy và hiểu hết được ý nghĩa và những góc khuất của cuộc sống.

Xem thêm:  Cảm nhận của anh/ chị về “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải

Tại tòa án huyện, người đàn bà xuất hiện theo lời mời của chánh án Đẩu. Ban đầu, người đàn bà hàng chài vô cùng sợ sệt, tìm đến một góc tường để ngồi, xưng hô “con-quý tòa” rồi “dạ, thưa” đầy lễ phép. Sau khi trấn tĩnh hơn, ở người đàn bà đã có những thay đổi rõ rệt. Nó xuất phát từ cách xưng hô “chị – các chú” rồi chủ động và mạnh dạn khi đề xuất ý kiến của riêng mình. Chị từ chối lời đề nghị của chánh án Đẩu, đau đớn, đánh đổi bằng mọi giá để không phải bỏ lão chồng vũ phu. Xét cho cùng, thái độ và quyết định của người đàn bà hàng chài là vô cùng dễ hiểu. Điều đó đều xuất phát từ tình yêu thương con vô hạn, xuất phát từ sự thấu hiểu cho sự  thô bạo hóa của người chồng.  Trên hết, chị hiểu cho chính thân phận của mình, là một người phụ nữ giàu đức hi sinh. Chị cũng mơ ước về một cuộc sống hòa thuận và vui vẻ.

Thái độ, đức hi sinh cao cả ở người đàn bà hàng chài giúp Phùng và Đẩu nhận ra người đàn bà ấy thấu hiểu lẽ đời, giàu lòng vị tha, đức hi sinh. Đẩu và Phùng là những người có lòng tốt sẵn sàng bảo vệ công lí nhưng chưa đi sâu vào đời sống của nhân dân, quá đơn giản trong cách nhìn nhận cuộc sống.

Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch cuối năm có sự xuất hiện của màu hồng hồng của ánh sương mai, là biểu tượng cho chất thơ của cuộc sống, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời. Còn nếu nhìn lâu hơn, người nghệ sĩ Phùng sẽ thấy người phụ nữ ấy đang bước ra từ tấm ảnh, là dấu hiệu, biểu hiện cho sự khốn khó và cuộc sống lam lũ không chỉ của người đàn bà hàng chài năm ấy mà còn là cuộc sống vất vả, nhiều nỗi cơ cực của biết bao người phụ nữ khác có cùng chung hoàn cảnh với chị.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thành công khi đặt ra những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Trong tình huống truyện Phùng đang choáng ngợp trước vẻ đẹp của ngoại cảnh đến kinh ngạc trước cảnh  bạo hành và thái độ dù chịu nhiều cay đắng khổ cực đến đâu vẫn nhất quyết không chịu bỏ chồng đã mở ra cho bạn đọc bài học nhân văn sâu sắc: nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời, nghệ thuật chính là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời, cần nhìn nhận cuộc sống từ nhiều khía cạnh, trên nhiều phương diện để thấy rõ được cả những góc khuất của nó.

Lê Thị Thư

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên

Đề bài: Anh chị hãy viết bài nghị luận về luận điểm: Thiên nhiên là …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *