Tự học – Con đường đi tới thành công (đề mở)

Tự học – Con đường đi tới thành công (đề mở)

Gợi ý

HƯỚNG DẨN LÀM BÀI

Đây là đề mở, chỉ nêu luận đề, không nêu thao tác lập luận. Vấn đề nghị luận ở đây là một vấn đề thiết thân đối với thanh niên học sinh hiện nay. Người viết có thể bàn luận về một số khía cạnh mà mình tâm đắc của vấn đề tự học (hoặc bàn về cả vấn đề đó) bằng những thao tác lập luận phù hợp. Chú ý vấn đề đặt ra cho bài viết: Tự học chính là con đường đi tới thành đạt. Có đúng như vậy không? Nếu không thì sẽ tranh luận như thế nào? Để giải quyết bài này, cần phải có cả lí lẽ và dẫn chứng trong thực tế để thuyết phục người đọc và bảo vệ ý kiến của mình.

GIỚI THIỆU BÀI VĂN THAM KHẢO

Bài văn tham khảo dưới đây chỉ nêu lên và tập trung vào giải quyết cái ý "Tự học là một cái thú". Phải chăng đây là yếu tố tạo ra sự say mê trong học tập, hình thành thói quen, có được niềm vui khoa học và sáng tạo trong học tập, để rồi từ đó, dần dần biến thành nghị lực của người học trong việc khám phá và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại. Đó là những tiền đề phải có giúp người tự học đi đến thành đạt. Tuy không trực tiếp giải quyết đề bài nói trên, nhưng bài văn này có thể gợi mở nhiều ý tưởng mới giúp anh (chị) thực hiện đề bài đó. Cần đọc kĩ để rút ra những ý cần thiết cho bài làm đồng thời học tập cách lập luận, cách viết của tác giả.

Xem thêm:  Chùm thơ về tuổi học trò hài hước, dí dỏm, bá đạo…

TỰ HỌC LÀ MỘT CÁI THÚ (Trích)

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

J.J Ru-xô và V. Huygô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J Ru-xô nói: "Lúc nào muốn đi thì đi, muôn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tùy ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được".

Còn V. Huy-gô thì viết: "Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản".

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên "Dạ minh châu" của Đường Minh Hoàng, khúc "Nghê thường vũ y" của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J. H. Pha-brơ và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

Xem thêm:  Cảm nhận về tác phẩm Hai cây phong của Ai-ma-tốp

Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư thì ta bỏ nó đi mà đi coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non ở Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn ta cả.

Ta lại được quyền lựa chọn giáo sư.

Ta đương học họ mà bỏ ngang, họ không hề giận, lúc khác muốn học lại thì họ vẫn sẵn sàng chỉ bảo. Giáo sư của ta nhiều vô kể, ta tha hồ lựa chọn. Họ sông đồng thời với ta hoặc trước ta cả chục thế kỉ, ở ngay trong xứ ta hoặc cách ta cả vạn cây số. Hết thảy đều tự thân đem những tinh hoa nhất của họ ra dạy ta mà đôi với ta lễ phép và ôn tồn, thân mật như bạn bè.

Nào phải họ chỉ dạy ta mà thôi. Họ còn an ủi ta nữa, kể lể tâm sự với ta. Ta thấy trong nỗi buồn khổ, lo lắng của họ, nỗi buồn khổ, lo lắng của ta và ta hiểu rằng chúng ta không phải cô độc trong thế giới này.

[…] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn của các danh nhân trong muôn thuở.

Chắc bạn còn nhớ lời của Vôn-te: "Người siêng học lần lần ‘tự khoác cho mình một cái tôn trọng mà chức tước, của cải đều không cho được".

Xem thêm:  Phân tích và nêu cảm nghĩ về bài thơ Quốc Tộ của Đỗ Pháp Thuận

[…] Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một tòa đền. […] Ớ đây không có hương, không có trầm nhưng có hàng chục hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh?

Hocvanvanhoc.com

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *