Trình bày ý nghĩa đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài
Hướng dẫn
Mượn câu chuyện về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm nhiều quan niệm, bài học cho con người về hành động và cách ứng xử trong cuộc sống. Sau khi học xong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên, em hãy trình bày ý nghĩa truyện Bài học đường đời đầu tiên.
Bài tham khảo
“Bài học đường đời đầu tiên”, câu chuyện rất hay và ý nghĩa phải không? Đọc xong chuyện, ta mới thấy được một bài học vô cùng đáng quý. Bài học ấy được rút ra qua việc Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc và gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
Dế Mèn cậy sức mình khỏe, cường tráng bắt nạt kẻ yếu hơn là Dế Choắt kia, tính tình thì kiêu căng, ngạo mạn, ra vẻ ta đây. Để rồi, cuối cùng lại ôm hận vì hại chết Dế Choắt. Đó cũng chính là bài học cho mỗi chúng ta, là ý nghĩa sâu sắc mà nhà văn Tô Hoài muốn gửi đến người đọc, đặc biệt là tuổi trẻ. Một bài học về tật xấu mà chúng ta hay mắc phải: thói kiêu căng, ngạo mạn, không biết lường trước hậu quả, chỉ biết đến mình. Và mỗi chúng ta, sẽ có người giống anh chàng Dế Mèn kia, nhưng lại cũng có những người như cậu Dế Choắt, vì vậy mà ở đời, cần biết yêu thương, đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau, có vậy thì xã hội mới tốt đẹp được.
Sống ở đời, có óc mà không biết nghĩ, không biết dùng cho phù hợp hoàn cảnh thì không sớm cũng chẳng muộn, chính bản thân ta sẽ mang vạ vào thân, ôm vạ vào người. Hơn hết, đây cũng chính là bài học đầu tiên của Dế Mèn khi bước chân vào đời, nó sẽ là một hành trang vô cùng giá mà theo anh chàng suốt mọi nẻo đường, đó còn là kinh nghiệm để trưởng thành hơn, nhận ra những ý nghĩ sai lệch. Và vâng, đó cũng chính là bài học cho mõi chúng ta, bởi lẽ, “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên người khác mà là kẻ biết sử dụng não và đôi chân của mình để đứng dậy”.
Theo Tapchivanhoc.com