Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủ của tác giả Tô Hoài
Hướng dẫn
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân, để có thêm những định hướng cho quá trình tìm hiểu tác phẩm, các bạn hãy cùng tham khảo Hướng dẫn soạn văn Vợ chồng A Phủdưới đây nhé.
I. Tìm hiểu tác phẩm
Câu 1. Tìm hiểu số phận, tính cách nhân vật Mị qua:
– Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
– Diễn biến tâm trạng và hành động
Trả lời:
Số phận, tính cách của nhân vật Mị:
– Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra:
+ Mị là con dâu gạt nợ của nhà Thống lí vì món nợ từ việc cha mẹ nghèo, không trả được nợ (món nợ từ ngày cưới, lớn dần lên vì nặng lãi).
+ Quanh năm suốt tháng, Mị phải làm quần quật không nghỉ tay cực khổ hơn cả con trâu, con ngựa và lúc nào cũng lùi lũi như con rùa ngồi trong xó cửa.
+ Mị sống trong một căn buồng u tối, chỉ có một cái ô bé bằng lòng bàn tay để trông ra ngoài, cũng không biết ở ngoài đang sương hay nắng.
– Diễn biến tâm trạng và hành động:
+ Mị là cô gái có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ: ban đầu khi bị A Sử bắt về làm vợ, Mị định tự tử, để phản kháng lại số phận, để được làm một con người đúng nghĩa và không chấp nhận cuộc sống bị chà đạp, bị đối xử bất công như một con vật. Sau đó, trong đêm tình mùa xuân, với chất xúc tác là men rượu và tiếng sáo gọi bạn tình, tâm hồn của Mị lại rộn ràng những kí ức về tuổi trẻ, vè thanh xuân trước đây, thể hiện tình yêu đối với cuộc sống chưa bao giờ bị lụi tắt trong tâm hồn Mị.
+ Sự trỗi dậy của lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc ở Mị: Khi nghe tiếng sáo, kí ức trỗi dậy và nhớ về hạnh phúc ngắn ngủi trong cuộc đời tuổi trẻ của mình và niềm ham sống trở lại: “Mị còn phơi phới trở lại, lòng đột nhiên vui sướng như những đêm đến ngày trước”, và một lần nữa ý thức về kiếp ;àm trâu làm ngựa và Mị tình cảnh đau xót của bản thân: “Nếu có nắm lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết..”
Bài liên quan đến tác phẩm Vợ chồng A Phủ:
>>Chứng minh giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của vợ chồng a phủ qua nhân vật mi và a phủ
>>Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Mị từ lúc làm dâu nhà thống lí cho đến khi cứu và chạy theo A Phủ
>>Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài
>>Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn trích Mị cứu A Phủ và Tràng đối với cô vợ nhặt
Câu 2. Ấn tượng về tính cách nhân vật A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau
Trả lời:
Nhân vật A Phủ hiện lên với tính cách:
– A Phủ là người yêu cuộc sống tự do, là đứa con của núi rừng và là một tài năng lao động đáng quý, có sức khỏe: “biết đúc lưỡi, đúc cuốc, cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”.
– A Phủ là một người có tính cách mạnh mẽ, gan góc, can trường và bất khuất, dám chống lại cái xấu, trong cuộc ẩu đả, A Phủ đã mạnh mẽ chống lại A Sử: chạy vụt ra, vung tay ném con quay, xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo, xé, đánh tới tấp. Khi bị xử phạt, A Phủ cũng hiện lên với tinh thần bất khuất, dù cuộc xử kiện diễn ra trong khói thuốc phiện mù mịt tuôn ra các lỗ cửa sổ như khói bếp. “Người thì đánh, người thì quỳ lạy, kể lể, chửi bới. Xong lần lượt đánh, kể, chửi, lại hút. Cứ thế từ trưa đến hết đêm”, nhưng A Phủ vẫn gan góc quỳ chịu đòn chỉ im như tượng đá.
Bút pháp của nhà văn khi miêu tả Mị và nhân vật A Phủ có sự khác nhau:
– Khi miêu tả nhân vật Mị, tác giả Tô Hoài chủ yếu chú ý đến phương diện miêu tả diễn biến nội tâm nhân vật, kết hợp với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
+ Nghệ thuật so sánh diễn cực tả cuộc đời, kiếp người là kiếp vật của Mị.
+ Cách sử dụng hình ảnh ẩn dụ độc đáo (căn buồng Mị ở) nói lên số phận bất hạnh của Mị.
– Khi miêu tả nhân vật A Phủ, tác giả chú yếu tập trung miêu tả hành động để từ đó làm bật lên tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của chàng trai miền núi có tâm hồn yêu tự do, phóng khoáng.
Câu 3. Những nét độc đáo về việc quan sát và miêu tả nếp sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân miền núi. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm
Trả lời:
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, nghệ thuật kể chuyện, ngôn ngữ tác phẩm:
– Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: thiên nhiên được miêu tả sống động, đậm chất thơ. Tác giả tập trung miêu tả phong tục tập quán của Tô Hoài rất đặc sắc với những nét riêng (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ, cảnh cắt máu ăn thề…).
– Nghệ thuật kể chuyện hết sức sinh động, hấp dẫn dựa trên việc xây dựng kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lí; chuỗi sự kiễn diễn ra logic và phù hợp với tâm lí nhân vật, đồng thời kích thích được trí tò mò của người đọc.
– Ngôn ngữ tác phẩm: tinh tế mang đậm màu sắc miền núi, câu chuyện được trân thuật một cách tự nhiên, khách quan và có sự pha trộn giữa giọng người kể với giọng nhân vật nên tạo ra chất trữ tình.
II. Luyện tập
Theo Tapchivanhoc.com