Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Hướng dẫn

a.Đặt vấn đề: mở bài

–Sau khi bán mình chuộc cha, Thúy Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Do chưa ép Kiều tiếp được khách làng chơi, mụ đưa Kiếu ra ở lầu Ngưng Bích đẽ xoa dịu và thực hiện âm mưu mới.

–Đoạn trích Kiều Ư lầu Ngimg Bích là một bức tranh phong phú về ngoại cknh, đã khắc họa tâm trạng cô đơn buồn tủi, tâm trạng nhớ nhung Kim Trọng và nhớ về cha mẹ của của Thúy Kiều. Qua đoạn trích, ta hiểu thêm về lòng hiếu thảo, sự thúv chung của Thúy Kiều đồns thời cảm nhận được sự chia sẻ, thấu hiểu và cảm thông mà Nguyễn Du đã dành cho nhàn vật trung tâm của câu chuyện (Trích dẫn thơ).

b.Triển khai: thân bài

–Đang sống trong không khí ấm êm đùm bọc của gia đình, đang say sưa hạnh phúc với mối tình đầu ngọt ngào, trong sáng, Kiều bỗng dưng bị rơi vào cạm bẫy cùa cuộc đời. Nàng bị lừa gạt trắng trợn, bị đánh đập dã man, bị xúc phạm đến nhân phẩm danh dự. Bao tai biến dồn dập đến với nàng trong một thời gian quá ngắn. Cả thể xác lẫn tâm hồn nàng bị những thế lực đen tối giày xéo, chà đạp không thương tiếc. Giờ đây, một mình ngồi trước lầu Ngưng Bích, giữa chốn đất khách quê người, Kiều hoàn toàn cô đơn, không một người thân thích đế chia sẻ sự đau thương. Bởi vậy, nồi buồn đau càng lớn, càng sâu. Thuý Kiều chỉ còn biết san sẻ nỗi lòng cùng cảnh vật quanh nàng. Sáu câu đầu là cảnh và tâm trạng của Kiều ờ lầu Ngưng Bích:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tẩm trăng gần ở chung.

–Kiều ở iầu Ngưng Bích như một cô gái cẩm cung, thực ra nàng bị Tú Bà giam lỏng ở đây. Hai chừ khóa xuân có nghĩa là khóa kín tuổi xuân, độ tuổi đẹp nhất của đời người. Vậy mà Thúy Kiều bị giam lỏng ở nơi này. Hiện giờ nàng phải chịu bao đau đớn dằn vặt, tương lai thì mờ mịt biết bao hiểm nguy. Nguyên Du đã đặt Kiều trong cảnh ngộ ấy để nàng bộc lộ tâm trạng của mình: đó là một tâm trạng cô đơn trống vắng giữa một khung cảnh thiên nhiên mênh mông. Cha mẹ, các em, người yêu,… tất cả đã xa xôi, cách biệt với Kiều, sống giữa một lũ mặt người lòng lang dạ thú như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Kiều chẳng khác gì một chú cừu non giữa bầy lang sói. Có ai hiểu nỗi lòng nàng trong cảnh huống này?. Từ trên lầu cao trông ra, nàng ngắm dãy núi xa xa và mảnh trăng gần như cùng trong một vòm trời, cùng trong một bức tranh đẹp. Thiếu người tâm sự, chia sẻ, giờ đây Kiều chỉ có vầng trăng làm bầu bạn mà thôi. Dưới mặt đất, cảnh vật bốn bề xa trông cũng thật là bát ngát:

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh người mẹ trong văn bản Mẹ tôi của nhà văn A-mi-xi

Bon bể bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

–Một bên là cồn cát vàng nổi lên nhấp nhô như sóng lượn, một bên là bụi hồng trải ra trên hàng dặm xa. Lầu Ngưng Bích là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trống vắng ấy giam hãm một thận phận đơn côi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Cảnh vật thiên nhiên xiết bao ngoạn mục và thoáng đãng. Nhưng riêng Kiều vẫn cảm thấy bẽ bàng và buồn tủi trong lòng, lúc ngắm nhìn mây sớm cũng như lúc ngồi dưới ngọn đèn khuya:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nữa tình nửa cành như chia tấm lòng.

–Cụm từ mây sớm đèn khuya gợi lên thời gian tuần hoàn khép kín. Không gian thời gian ấy như giam hãm con người, khắc sâu thêm nồi cô đon và dồn tới tầng tầng lớp lớp những nỗi niềm chua xót, đau thương khiến tấm lòng Kiều như bị chia xé nửa tình nửa cảnh như chia tẩm lòng. Từ một thiếu nữ tài sắc, sống trong gia đình gia giáo, giờ đây Kiều cảm thấy rất xấu hổ khi phải rơi vào tình cảnh trớ trêu này. Những câu thơ tiếp theo là nỗi lòng của Kiều. Cảnh tuy đẹp thật nhưng không sao ngăn được nỗi nhớ. Nàng chợt đau đớn nhớ tới chàng Kim Trọng rồi lại xót xa nhớ tới cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng hai cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau:

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về Bài học đường đời đầu tiên trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tinh sương luống những rày trông mai chờ.

–Đặt nỗi nhớ người yêu lên đầu, Kiều đã không giấu nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt của mình đối với chàng Kim. Vừa mới hôm nào cùng với Kim Trọng trót nặng lời ước hẹn trăm năm mà nay Kiều đã phải cắt đứt mối duyên ấy một cách đột ngột. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Ngòi bút Nguyễn Du tinh tế khi để tình cảm Thúy Kiều nhớ về người yêu cũng hợp với quy luật tâm lý và bộc lộ cảm hứng nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Chén rượu thề nguyền chưa ráo, vầng trăng như vẫn còn kia, Kiều đau đớn nhớ tới người yêu, tưởng như lúc này chàng vẫn chưa hay biết việc nàng phải bán mình nên đang mong ngóng chờ đợi tin tức của nàng một cách uổng công vô ích. Còn về phần nàng thì bên trời gốc biển bơ vơ, biết đến bao giờ mó’i phai đi được tẩm lòng son mà nàng đã quyết dành chom chàng từ cái buôi thề non hẹn biển ấy:

Bên trời góc biên bơ vơ,

Tâm son gột rửa bao giờ cho phai.

–Câu thơ Tẩm son gột rửa bao giờ cho phai có thể hiểu đó là tấm lòng son sắt, nỗi nhớ thương Kim Trọng không bao giờ nguôi hoặc có thế hiểu là tấm lòng son của Kiều đã bị dập vùi hoen 0 biết bao giờ mới gột rửa được. Càng thương nhớ người yêu, Kiều càng thấm thìa tình cảnh bơ vơ trống trải của mình, nàng càng nuối tiếc những kỉ niệm đẹp đẽ của mối tình đâu thơ ngây trong sáng biết bao. Kiều càng ý thức sâu sắc rằng, nàng chăng bao giò’ có thê gột rửa tấm lòng thủy chung đối với chàng Kim Trọng. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xa, ân hận. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn, Kiều đã tạm đê nỗi lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thuỷ của một con người.

Xem thêm:  Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm của An- đéc-xen nói chung và phần kết của truyện nói riêng

–Với bút pháp tả cảnh ngự tình tài hoa, tinh tế điêu luyện, cảnh ớ trong đoạn thơ mang hồn người. Cảnh vật thiên nhiên tuy thoáng đãng nhưng buồn, cũng như tâm trạng của Kiều ngổn ngang trăm mối. Nguyễn Du đà đế lại cho hậu thế một bức tranh tâm lý đầy xúc động mãi mãi làm đắm say lòng người. Dù ở trong hoàn cảnh éo le nhưng nàng vẫn không quên nghĩ tới những người thương. Chính điều này khiến chúng ta càng đồng cảm và quý trọng hơn về phẩm giá của Kiều.

c.Đánh giá: kết bài

–Đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, đồng thời cũng là một bức tranh tâm trạng có bố cục chặt chẽ và khéo léo. Thiên nhiên ớ đây liên tục thay đối theo diễn biến tâm trạng của con người. Mỗi nét tưởng tượng của Nguyễn Du đều phán ánh một mức độ khác nhau trong sự đau đớn của Kiều.

–Nguyễn Du đà thực sự hiếu nỗi lòng nhân vật trong cảnh đời bất hạnh đế ca ngợi tấm lòng cao đẹp cùa nhân vật. Qua đoạn trích, ta hiếu thêm tâm hồn của những người phụ nữ tài sắc mà bạc mệnh và tấm lòng nhân đạo bao la của đại thi hào Nguyễn Du.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

thaohuyen8 3713562 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *