Đề bài: "Người cậy ở tâm, cây nương ở rễ” (Ngạn ngữ Trung Hoa). Trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan niệm trên"
Bài làm
Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” Quả đúng như vậy đạo đức của con người luôn luôn được đề cao và song hành cùng tài năng của mỗi người. Giống như Trung Hoa cũng từng có câu ngạn ngữ: “Người cậy ở tâm, cây nương ở rễ”.
Từ xa xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn luôn coi trọng vấn đề đạo đức cũng như rèn luyện cho bản thân những đức tính cần thiết cho mỗi con người, điều đó có ý nghĩa to lớn tạo nên những phẩm chất văn hóa, đạo đức cao lớn và mang tầm ý nghĩa cho mỗi cá nhân và xã hội. Tâm của con người thể hiện đó là đức tính chăm chỉ, cần cù, biết lương thiện, có lòng vị tha, luôn cố gắng làm những điều có ích trong cuộc sống để từ đó mang lại những giá trị cao đẹp cho con người cũng như toàn xã hội.
Cũng giống như con người cần phải sống và lương tựa vào tâm thì cây sống được cũng nhờ vào rễ, hai điều này mang những ý nghĩa to lớn nhằm đề cao lương tâm cũng như phẩm chất cao quý của mỗi con người. Con người muốn sống và phát triển toàn diện, muốn trở thành những người có ích trong xã hội thì việc tu dưỡng đạo đức của bản thân là một trong những việc cần thiết và cần làm mỗi ngày.
Đúng như trong các nhà trường, tổ chức luôn có những phong trào, luôn kêu gọi mọi người, ngoài việc học tập để rèn luyện thêm về tri thức, thì con người cũng cần phải mở rộng cả về những hiểu biết ngoài cuộc sống, cũng như việc trau dồi, rèn luyện về mặt đạo đức.
Luôn làm những điều thiện có ích cho xã hội, luôn giữ được lương tâm trong sáng, lương thiện, từ đó mới giữ vững được tâm vững chắc và làm được những điều có ích trong cuộc sống.
Câu nói trên có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang ý nghĩa dăn dạy mỗi chúng ta cần phải sống có ích hơn trong cuộc sống của mình. Cần phải biết yêu thương, gắn bó và thể hiện lòng vị tha đối với cọn người. Và làm những việc làm có ích trong cuộc sống. Đúng như tục ngữ và ca dao Việt Nam cũng luôn khuyên răn chúng ta cần phải biết giữ gìn tâm can trong sáng. Như trong văn học Việt Nam cũng có rất nhiều tác phẩm đề cập đến vấn đề này như trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của Nguyễn Tuân, dù bị hành hạ nhưng Huấn Cao vẫn luôn giữ được tâm vững chắc và thể hiện sự thiên lương cao cả đối với con người cũng như với chính bản thân mình.
Trong xã hội hiện nay, con người ngày càng bị cám dỗ bởi nhiều thứ trong cuộc sống tuy nhiên để tránh mắc phải những vấn đề đó thì việc giữ gìn cho lương tâm trong sáng, lương thiện, giữ gìn được phẩm chất đạo đức của mình trong sáng là điều cực kỳ cần thiết ở mỗi con người. Vì vậy ngoài việc trau dồi kiến thức mỗi ngày thì việc tu dưỡng đạo đức thường xuyên cũng là việc làm vô cùng cần thiết và nên có ở mỗi chúng ta.
Như chúng ta đều thấy ngoài những người luôn cố gắng trau dồi và rèn luyện bản thân thì có những người lại bị sự cám dỗ của đồng tiền chi phối, họ bị đánh mất danh dự và nhân phẩm của mình trước những giá trị vật chất.
Đang là học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta cũng đều cố gắng trau dồi và học hỏi những điều cần thiết từ cuộc sống. Luôn khám phá và tìm tòi những giá trị sống đích thực và cần tu dưỡng đạo đức mỗi ngày, luôn trau dồi và giữ gìn phẩm chất đạo đức cao quý.