Đề bài: Từ bài Bàn Luận Về Phép Học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
Bài làm
Từ xưa cho đến nay thì người học cũng luôn luôn tăn trở và suy ngẫm tìm ra được phương pháp học tập hiệu quả nhất. Và không thể phủ nhận được phương pháp “Học đi đôi với hành” là một trong những điều trọng yếu nhất của việc học, muốn việc học được hiệu quả hơn. Cũng nói về vấn đề đó “Bàn luận về phép học” gửi vua Quang Trung của La Sơn Phu Tử cũng có viết rõ ràng một điều đó chính là cần phải “theo điều học mà làm”. Câu nói này cũng rất gần với việc học phải đi đôi với hành thì mới có thể hiệu quả được.
Trước nhất chúng ta nên hiểu được như thế nào là “học đi đôi với hành”? Và theo như lời dạy của La Sơn Phu Tử thì vấn đề “theo điều học mà làm” có ý nghĩa gì? Khái niệm học được định nghĩa đó chính là quá trình lĩnh hội và tiếp thu tri thức của nhân loại, để làm giàu hiểu biết cho bản thân mình. Việc học tập, học văn hóa học kiến thức ngoại ngữ, học về khoa học xã hội hay tự nhiên,… thì đều mang lại rất nhiều những lợi ích cho chúng ta. Còn “hành” lại được hiểu đó chính là các hành động, hoạt động của con người. Tổng kết lại việc đi đôi với hành cũng là khi có kiến thức hãy vẫn dụng vào thực tiễn. “Theo việc học mà làm” được hiểu rằng hãy biến những kiến thức đã học được trong đời sống, sách vở,… thành kĩ năng kĩ xảo để có thể vận dụng thật tốt vào những điều đã học được để làm, để hành động. Hơn nữa cũng phải biết làm theo, làm tốt được những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất của chính con người và hơn nữa để ứng dụng vào cuộc sống của chúng ta khiến cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Nguyên do làm sao phải “học đi đôi với hành”? Và các lý do tại sao lại phải giống như La Sơn Phu Tử nhắc đó là phải “theo điều học mà làm”. Chúng ta cũng cần tẩy chay hông nên học chay, học vẹt hay là tiếp thu kiến thức chỉ bằng cách học lí thuyết suông mà không vận dụng vào cuộc sống được. Mỗi người chúng ta cũng không thể học sáo rỗng được, không thể học cho có mà trong đầu không có chút gì hiểu biết và cũng không có nhu cầu để học. Con người chúng ta có người có thể đọc thiên kinh vạn quyển có thể hõ nhiều đến mức “chữ chứa đầy bụng” và động đến đâu thông tường đến đó. Nhưng ái ngại thây khi người đó bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch làm gì cũng không được và nghiễm nhiên lại trở thành kẻ “thầy dở, thợ dốt”. Nguyên do của tình trạng này đó chính là người học không biết học sáng tạo, họ học mà không biết áp dụng vào thực tiễn cũng chẳng theo những điều học mà làm, làm bừa nên sẽ không đạt được kết quả như ý. Thông qua đây ta nhận thấy được việc học tập luôn phải gắn với với kiến thức và vận dụng kiến thức đó ra sao. Không nên chỉ đua học hình thức cầu danh lợi giống như lời La Sơn Phu Tử cũng đã chê trách và nhận xét. Thông qua đây ta rút ra bài học đó chính là việc học tập phải thiết thực và hữu ích thì mới thực sự thiết thực được.
Từ bài Bàn Luận Về Phép Học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
Mỗi người chúng ta cũng nên biết được rằng học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh. Học luận lý cũng chính là một cách để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt cho xã hội. Nếu như chúng ta mà học các môn khoa học xã hội nhân văn thì hãy nhớ rằng chúng ta không chỉ để lấy những hiểu biết những kiến thức cơ bản vầ văn học, sử học và địa lý mà những bộ môn này còn giúp cho ta có được một tâm hồn đẹp, cách đánh giá và nhìn nhận vấn đề, lối ứng nhân xử thế sao cho tốt nhất. Hay như chúng ta học ngoại ngữ thì việc chúng ta thông thạo ngoại ngữ đâu phải là chỉ để đó mà chúng ta cần phải giao tiếp với người bản ngữ. Đồng thời học thêm những điều hay về văn hóa của họ, nhìn nhận được văn hóa của họ. Hơn nữa có thể phát triển theo sự hội nhập quốc tế.
Trong các trường học cũng phải luôn xây dựng nhiều trang thiết bị hiện đại như các phòng thực hành, phòng thư viện,… để có thể giáo dục được đồng bộ nhất giúp cho học sinh có thể thực hành, vận dụng được kiến thức mình học ngay và giúp cho học sinh nhớ lâu hơn. Hiểu được tầm quan trọng của việc “hành” cũng như làm theo những điều đã học để làm thì trong các trường học hiện nay luôn quan tâm và chú trọng. Hiện nay có quá nhiều phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên được sự chung tay và đồng tình ủng hộ của mọi người. Có rất nhiều phong trào tình nguyện của sinh viên, học sinh như đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, đồng thời có các phong trào đó là muốn giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh,… và thông qua đây khiến cho học sinh cũng thể hiện tình tương thân tương ái và thương người như thể thương thân.
Không thể phủ nhận được việc học đi đôi, và song song với hành hay trong “Bàn luận về phép học” có câu “theo điều học mà làm” luôn được đánh giá chính là phương châm hay là một phương pháp giúp cho mỗi người học cũng sẽ phát huy tinh thần chủ động cũng như sự năng động trong học tập. Có như thế người học mới sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn để làm giàu cho bản thân, gia đình, xã hội và giúp đất nước phát triển hơn.
Có thể nhận thấy được con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và đồng thời nó cũng thật rộng mở. Việc “Học đi đôi với hành” hay theo La Sơn Phu Tử nhận định cũng nên phải “theo điều học mà làm” quả thực cũng chính là những bài học vô cùng thiết thực đối với mỗi người học.
Minh Nguyệt
Từ khóa từ Google:
- mối quan hệ giưa học và hành