Phân tích nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ của Ngô Tất Tố
Bài làm
Ngô Tất Tố được biết đến là một một nhà văn nổi tiếng trong văn học hiện thực Việt Nam trong giai đoạn 1930-1945. Khi viết về nạn sưu thuế của người nông dân thì không một tác phẩm nào có thể “vượt mặt” được tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Với tiểu thuyết này thì đã đưa nhà văn Ngô Tất Tố có vị thế đứng lớn trong nền văn học. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trong “Tắt đèn” cũng đã nêu bật lên được hình ảnh của nhân vật chị Dậu.
Tác phẩm “Tắt đèn” một tác phẩm đã phản ánh sự đen tối, một sự lầm than của nông thôn Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Không chỉ thế thì đồng thời khẳng định thành công của Ngô Tất Tố khắc hoạ được nhân vật chị Dậu đó là một chân dung lạc quan và như lại hiện lên giữa cái cảnh tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa ấy. Nhân vật chị Dậu lại còn có biết bao nhiêu phẩm chất thật tốt đẹp cho dù là trong gian khó.
Ở làng Đông Xá giữa mùa sưu thuế đó thì cứ văng vẳng tiếng trống ngũ liên, tiếng tù và, thêm với đó nữa chính là các tiếng mõ đốc sưu nổi lên suốt đêm ngày nghe rất rùng rợn. Không chỉ thế thì ở cổng làng bị bọn cường hào đóng chặt để tróc sưu. Tất cả những bọn cai lệ, bọn tay chân lí trưởng với roi song, lại còn có tay thước, dây thừng tất cả như cứ nghênh ngang đi lại ngoài đường thét bắt trói kẻ thiếu sưu. Khi đó lí trưởng làng Đông Xá ra lệnh cho lũ tay chân của mình “Tha hồ đánh! Tha hồ trói! Thằng nào bướng bỉnh đánh chết vô tội vạ!”. Xây dựng lên nhân vật anh Dậu vì tội thiếu sưu mà bị bọn cường hào đã không quản ngại bắt trói như trói chó để giết thịt. Sự tình là khi trai anh Dậu chết từ năm ngoái nhưng anh Dậu vẫn phải nộp thay việc chết cũng không trốn được sưu Nhà nước. Đây là một hoàn cảnh vô cùng éo le, cũng lại có biết bao gia đình nông dân nghèo khổ bị điêu đứng, chính họ như cũng lại bị bắt đánh trói dã man.
Chị Dậu phải tìm mọi cách để cứu anh Dậu. Chị pahir bán khoai, bán ổ chó, thậm chí bán cả đứa con gái đầu lòng của mình mới lên 7 tuổi cho Nghị Quế. Thông qua đây tác phẩm “Tắt đèn” chính là một bức tranh về xã hội nông thôn trước cách mạng. Không những thế tác phẩm còn là một bản án đanh thép tốt cáo thế lực cầm quyền đã đẩy con người vào mức đường cùng không lối thoát.
Ngô Tất Tố cũng đã viết nên những lời tốt đẹp nhất về một chân dung lạc quan của chị Dậu. Nhân vật chị Dậu cần cù chịu khó làm ăn, mặc cho là đầu tắt mặt tối thế mà vẫn phải chấp nhận cảnh cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Khi tai họa ập đến thì người nhà lý tưởng đã bắt trói anh Dậu lại vì chưa có tiền đóng thuế. Chúng đánh anh Dậu vô cùng dã man, mà đâu phải là anh Dậu bị thiếu sưu thuế cơ chứ mà đó là thuế của người em chồng đã chết.
Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã miêu tả được hình ảnh chị Dậu hiện lên thật rõ ràng và đã tỏa sáng. Chị Dậu cũng nấu cháo đồng thời quạt quạt cho cháo chóng nguội, ân cần mời chồng, rồi còn động viên an ủi chồng đang ốm để ăn lấy bát cháo. Khi đứng trước sự chửi mắng và thêm nữa đó là một thái độ hách dịch côn đồ của tên cai lệ, chị Dậu như đã nhún mình van xin bọn cai lệ để tha cho chồng mình… Thế nhưng khi bị tên cai lệ đánh bịch vào ngực, rồi lại tát đánh bốp vào mặt, anh Dậu thì sắp bị trói, chị Dậu không chịu được nữa nghiến hai hàm răng lại thách thức bọn cai lệ "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”. Chỏ với câu nói đầy quyết tâm bảo vệ chồng, cộng với sức mạnh và lòng dũng cảm, chị Dậu với thân hình nhỏ bé kia cũng đã đánh ngã nhào hai tên côn đồ độc ác, những kẻ để hút nhiều xái cũ. Chị Dậu cũng lại căm giận phủ định mọi thế lực tàn ác của chính quyền thực dân. Khi chị nói với chồng khi đã trừng trị lũ đầu trâu mặt ngựa đó là “thà ngồi tù. Để cho chúng làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được… ”. Thông qua đây thì chân dung chị Dậu thật mạnh mẽ, thật đẹp biết bao nhiêu. Chị cũng đã nói lên được một chân lý “tức nước thì vỡ bờ”, ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh.
Nhân vật chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với biết bao nhiêu những phẩm chất tốt đẹp. Nhất là khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ để có thể mong muốn cứu chồng chị phải đợ con, bán chó như khiến cho chị cứ như đứt từng khúc ruột. Không ai nghĩ được một người nhỏ nhắn, chân yếu tay mềm như chị Dậu mà có thể đứng lên đối đầu với người nhà lý trưởng đỡ đòn cho chồng. Ở nhân vật chị Dậu như đã hội tụ được tất cả những đứng tính của người phụ nữ thật đơn hậu, đảm đang và vô cùng thủy chung.
Thông qua nhân vật chị Dậu tác giả Ngô Tất Tố như cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc, mặc cho dù niềm hạnh phúc đó có ít ỏi, có nhỏ bé như thế nào đi chăng nữa.
Minh Vũ