Trình bày cảm nhận về tác phẩm Mùa xuân của tôi – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

Trình bày cảm nhận về tác phẩm Mùa xuân của tôi – Văn mẫu lớp 7 tuyển chọn

Hướng dẫn

Đề bài: Dựa vào những hiểu biết của bản thân sau khi học xong tác phẩm Mùa xuân của tôi, em hãy trình bày cảm nhận về tác phẩm Mùa xuân của tôi.

I. Dàn ý chi tiết cho đề cảm nhận về Mùa xuân của tôi

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả: Vũ Bằng là một cây bút nổi tiếng với sự tinh tế, nhẹ nhàng và kiến thức sâu rộng. Các tác phẩm của ông đều chất chứa tình yêu thương ấm áp.
  • Giới thiệu tác phẩm: Một trong những đứa con tinh thần độc đáo mà Vũ Bằng nâng niu, trân trọng chính là “Thương nhớ mười hai” mà trong đó “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” là một tùy bút đặc sắc. “Mùa xuân của tôi” trích từ tùy bút này như những vần thơ nhẹ nhàng mà êm ả.

2. Thân bài

Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời vào những năm trước 1975, khi đất nước đang bị chia cắt thành hai Miền. Khi đó, nhà văn sống ở miền Nam nhưng trái tim lại không thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ đối với Hà Thành thân yêu. Chính vì vậy, tùy bút như bộc bạch nỗi lòng của một con người ở trời nam gửi nỗi nhớ nhung quay quắt về đất Bắc.

  • Cảm nhận về đoạn trích:
  • Vẻ đẹp của cảnh sắc và con người trong mùa xuân đất Bắc:

+ Cảnh sắc mùa xuân miền Bắc: ấn tượng, say đắm lòng người. Đó là một mùa xuân có “mưa riêu riêu, có gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…” Cảnh vật vô cùng hữu tình, đầy sức quyến rũ.

+ Cuộc sống con người miền Bắc: ấm áp, yêu thương. Đó không chỉ là vẻ đẹp của tình yêu thương mà còn là nét đẹp đạo đức, nếp sống từ xưa đến nay của dân tộc.

+ Không khí, cảnh sắc thiên nhiên sau rằm tháng giêng: đã vơi bớt đi không khí mùa xuân, thay vào đó là nhịp sống thường nhật. Nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người vẫn đủ sức lay động.

  • Tấm lòng và tài năng của tác giả: Mùa xuân hiện lên thật sinh động, hấp dẫn thông qua ngòi bút tài hoa, sự tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Đó còn là sự quan sát tỉ mỉ, sự chắt chiu yêu thương của tác giả đối với miền đất nhớ này. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, câu văn dài giàu nhịp điệu đã giúp bài tùy bút trở thành một áng thơ trữ tình bộc bạch hết nỗi lòng của nhà văn.
Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề: Mùa xuân đã trở thành một nàng thơ xinh đẹp và ngọt ngào trong niềm thương nỗi nhớ của Vũ Bằng. Đã có một mùa đẹp như vậy trong văn học, trong tiềm thức và trong chính dòng hồi tưởng của nhà văn. Khi viết những dòng tùy bút này, dù ở hai đầu nỗi nhớ nhưng trái tim Vũ Bằng vẫn hướng về Hà Nội, về miền Bắc như một chốn ấm áp, thân thương.

II. Bài tham khảo cho đề cảm nhận về Mùa xuân của tôi

Vũ Bằng là một cây bút nổi tiếng với sự tinh tế, nhẹ nhàng và kiến thức sâu rộng. Các tác phẩm của ông đều chất chứa tình yêu thương ấm áp. Một trong những đứa con tinh thần độc đáo mà Vũ Bằng nâng niu, trân trọng chính là “Thương nhớ mười hai” mà trong đó “Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” là một tùy bút đặc sắc. “Mùa xuân của tôi” trích từ tùy bút này như những vần thơ nhẹ nhàng mà êm ả.

Trong tất cả những niềm thương nỗi nhớ thì có lẽ, Hà Nội đã trở thành một niềm nhớ thương bịn rịn nhất với Vũ Bằng. Tác phẩm ra đời vào những năm trước 1975, khi đất nước đang bị chia cắt thành hai Miền. Khi đó, nhà văn sống ở miền Nam nhưng trái tim lại không thể nào nguôi ngoai nỗi nhớ đối với Hà Thành thân yêu. Chính vì vậy, tùy bút như bộc bạch nỗi lòng của một con người ở trời nam gửi nỗi nhớ nhung quay quắt về đất Bắc.

Ấn tượng đặc biệt đầu tiên có lẽ chính là cảnh sắc mùa xuân miền Bắc thông qua sự miêu tả của nhà văn. Đó là một mùa xuân có “mưa riêu riêu, có gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng,…” Cảnh vật vô cùng hữu tình, đầy sức quyến rũ. Người ta say mưa, say gió, say cả câu hát của người thiếu nữ xinh đẹp. Mùa xuân khơi dậy ở con người những nguồn sống rào rạt, tiềm tàng nhất. “Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa”. Nhựa sống cứ như vậy mà “căng lên như lộc của loài nai”, như sức sống của mầm non trồi lên những cái lá nhỏ li ti. Cùng với sự trẻ lại của mùa xuân, lòng người cũng như trẻ ra, tim đập nhanh hơn và cảm nhận cái rét không khắc nghiệt như trước nữa, đường sá không lầy lội mà thay vào đó là cái rét rất đỗi ngọt ngào. Bằng cách tạo hình và lối ví von mới mẻ, độc đáo với một giọng điệu vừa sôi nổi, vừa tha thiết, ngôn ngữ mềm mại gần gũi đã góp phần lột tả tấm chân tình của nhà văn dành cho mùa xuân của đất trời miền Bắc.

Xem thêm:  Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước

Không chỉ cảnh vật, cuộc sống con người cũng hiện lên một cách vô cùng sống động, gần gũi mà thân quen. Con người vui vẻ và tất bật đón xuân với mùi nhang mùi nến. Không khí gia đình luôn vui vẻ, ấm áp trong sự sum vầy đoàn tụ. Lòng người từ đó cũng thấy ấm áp lạ lùng. Mùa xuân đã khơi dậy những giá trị tinh thần cao quý của tổ tiên để lại. Đó không chỉ là vẻ đẹp của tình yêu thương mà còn là nét đẹp đạo đức, nếp sống từ xưa đến nay của dân tộc.

Không khí và cảnh sắc thiên nhiên sau rằm tháng giêng cũng mang nhiều nét độc đáo. Hoa đào mặc dù phai màu nhưng nhụy vẫn còn phong. Cỏ mất đi sự xanh mướt nhưng dường như hương thơm vẫn còn phảng phất, man mác. Không còn những trận mưa xuân nhẹ nhàng mà thay vào đó là những trận mưa phùn đặc trưng. Bầu trời bắt đầu hiện lên những “làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”. Không khí gia đình lại quay về với những bữa cơm thường nhật. Những nghi lễ, trò chơi cũng dần dần kết thúc để thay vào đó là nhịp sống đời thường. Mặc dù không khí mùa xuân đã giảm bớt nhưng những vẻ đẹp và sức sống của nó vẫn đủ sức lay động lòng người.

Viết về mùa xuân, về con người Hà Nội nói chung và miền Bắc nói riêng đã cho thấy sự am hiểu về cuộc sống nơi đây của tác giả. Mùa xuân hiện lên thật sinh động, hấp dẫn thông qua ngòi bút tài hoa, sự tinh tế và nhạy cảm của Vũ Bằng. Đó còn là sự quan sát tỉ mỉ, sự chắt chiu yêu thương của tác giả đối với miền đất nhớ này. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc kết hợp với câu văn dài giàu nhịp điệu đã giúp bài tùy bút trở thành một áng thơ trữ tình bộc bạch hết nỗi lòng của nhà văn. Đó là tình yêu và nỗi nhớ da diết của Vũ Bằng dành cho Hà Nội, cho miền Bắc, cũng chính là sự trân trọng, nâng niu và tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời của tác giả.

Xem thêm:  Soạn bài chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Mùa xuân đã trở thành một nàng thơ xinh đẹp và ngọt ngào trong niềm thương nỗi nhớ của Vũ Bằng. Đã có một mùa đẹp như vậy trong văn học, trong tiềm thức và trong chính dòng hồi tưởng của nhà văn. Khi viết những dòng tùy bút này, dù ở hai đầu nỗi nhớ nhưng trái tim Vũ Bằng vẫn hướng về Hà Nội, về miền Bắc như một chốn ấm áp, thân thương.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

7225 1494911290059 1017 310x165 - Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Dàn ý chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim chi tiết đầy đủ

Vốn sống của nhân dân ta một phần dựa vào kinh nghiệm được đúc kết …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *