Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước
Hướng dẫn
Đề bài: Hãy làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
Mở bài Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước
Thân phận người phụ nữ xưa luôn nhỏ bé thấp kém và phải chịu nhiều bất công oan trái. Vì vậy rất nhiều thi sỹ tài hoa hướng ngòi bút của mình về những người phụ nữ, để nói lên nỗi đau mà họ phải gánh chịu và thông qua đó ta có thể thấy được phẩm chất tốt đẹp của những con người này.Nhắc đến đề tài này ta không thể không nhắc đến tác phẩm “ bánh trôi nước “ của Hồ Xuân Hương:
“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kể nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Thân bài Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước
Mở đầu bài thơ là hình ảnh Hồ Xuân Hương đã dẫn ra lời tâm sự của những chiếc bánh trôi nước:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Có thể nói đây cũng là những lời tâm sự của người phụ nữ. Bởi tác giả mượn hình ảnh bánh trôi để khắc họa nên hình ảnh người phụ nữ. Đầu tiên là hình dáng chiếc bánh trôi “ vừa trắng, vừa tròn”, chưa ăn ta cũng cảm thấy ngon rồi bởi ngay từ hình thức tròn trịa vẹn nguyên như vậy đã cuốn hút người khác. Qua đây ta thấy được vẻ đẹp đằm thắm, nhẹ nhàng của người phụ nữ thông qua hình ảnh chiếc bánh, đồng thời thấy được thái độ trân trọng vẻ đẹp ấy của tác giả. Tiếp theo là quá trình nấu bánh, bánh được thả vào nước sôi cái nào chín sẽ nổi lên còn chưa chín sẽ chìm xuống.
Câu thơ “ Bảy nổi ba chìm với nước non” còn có ý nghĩa sâu xa hơn nhiều cứ không dừng lại là quá trình nấu bánh. Đó là số phận của người phụ nữ. Họ đã chịu khổ nhục bị coi thường là thành phần thấp bé trong xã hội lúc bấy giờ rồi, vậy mà họ còn phải trải qua bao nhiêu khó khăn thử thách của cuộc đời thì mới có thể chạm tay vào hạnh phúc.Đảo lại thành ngữ ( ba chìm bảy nổi ) nhà thơ nói theo một cách mới, nhấn mạnh số phận long đong lận đận của người phụ nữ không biết cuộc đời mình sẽ đi về đâu.Cụm từ nước non đi liền với hình ảnh ba chìm bẩy nổi như một lời oán trách tại sao cuộc đời lại vùi dập số phận của người phụ nữ như vậy? Giọng thơ lúc này có phần than vãn về số phận hẩm hiu. Sang câu thơ 3 lúc này giọng cũng bất ngờ chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn gửi tấm lòng son
Những viên tùy vào người nặn bánh sẽ đẹp hay xấu. Cũng như số phận người phụ nữ phụ thuộc người chồng. Nếu may mbánh trôi nướcắn họ sẽ gặp được người chồng tốt yêu thương mình còn không sẽ cam chịu tiếp tục cuộc sống mà không lời oán thán. Tuy cuộc sống của người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng nhưng họ vẫn kiên quyết một lòng son sắt sống với người chồng của mình, dù có “rắn”, “nát” đi sao chăng nữa. Trong hai câu thơ 3 và 4, ta thấy được sự đối lập trong thái độ của người phụ nữ, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ giữ gìn sự son sắt chung thủy. Qua đây ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ đồng thời lên án cái xã hội phong kiến thối nát.
Kết luận bài văn: Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ trong bài Bánh trôi nước
Bài thơ “Bánh Trôi Nước” của Hồ Xuân Hương để khắc họa lên hình ảnh người phụ nữ vừa đẹp người lại đẹp nết.Đồng thời thể hiện thái độ ca ngợi người phụ nữ xưa, họ mang trong mình sự thủy chung son sắt, hy sinh hết lòng vì gia đình mình. Hồ Xuân Hương đã có những đồng cảm sâu sắc với số phận người phụ nữ nên bà mới có những nét tả chân thực như vậy.
Theo Tapchivanhoc.com