Trình bày cảm nhận của em về bức tranh mùa thu và tình cảm của tác giả trong hai khổ thơ trích Sang Thu của tác giả Hữu Thỉnh
Hướng dẫn
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Dẫn dắt 2 khổ thơ và giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hai khổ đầu là bức tranh thu lúc giao mùa và những cảm xúc của nhà thơ trong thời khắc ấy.
2. Thân Bài
a) Bức tranh thiên nhiên mùa thu
* Khổ 1 – Những tín hiệu báo mùa thu sang:
Không phải là cây ngô đồng, báu trời "xanh ngát mấy tầng cao",không phải những đóa cúc vàng rộm hay những rặng liễu “đìu hiu đứng chịu tang",mùa thu bước đến trong nhân gian và đi vào thơ Hữu Thỉnh trước tiên bằng "hương ổi". Đó là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc, gợi những mùa ổi chín rộ.
Động từ "phả"có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn. Hương ổi dường như đang ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, sánh quệ vào gió thu, lan tỏa khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát.
"Sương" được nhân hóa "chùng chinh qua ngỗ" -những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc thành một làn sương nhẹ nhàng trôi, đang "cố ý"chậm lại, thong thả, nhẹ nhàng, chầm chậm bước sang thu.
=> Khung cảnh thật yên bình, gẩn như không có âm thanh, chỉ có hương thơm, một chút gió lạnh và màn sương giăng mắc lối. Một không gian đậm chất thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
* Khổ 2 – Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu:
Sang khổ 2, bức tranh thu từ những thứvô hình như hương ổi và gió đã chuyển sang những hình ảnh cụ thể, hữu hình, mở ra một không gian cao, rộng:
Dòng sông mùa thu vốn êm đềm, tĩnh lặng, dưới ngòi bút của Hữu Thỉnh, được nhân hóa như một con người đang “dềnh dàng"-nhẩn nha, cố ý chậm lại để cảm nhận vị thu.
Ngược lại với dòng sông, những cánh chim "bát đầu vội vã"bay về phương Nam tránh rét. Có lẽ chính cái se lạnh của mùa thu đã báo trước cho những chú chim về sự dịch chuyển mùa!
Ấn tượng nhất vẫn là "nhữngđám mây mùa hạ" thảnh thơi, duyên dáng "vắt nửa mình sang thu". Chữ "vắt" thật tinh tế, gợi cảm, khiến đám mây vốn mềm, nhẹ được hình dung như chiếc khăn voan của người thiếu nữvắt lên bầu trời, làm nhịp cầu nối giữa hạ và thu.
=>Khoảnh khắc giao mùa hiện lên tinh tế, sống động qua những câu thơ rất giàu chất tạo hình.
b) Cảm xúc của nhà thơ
Ban đầu là sự ngỡ ngàng, bối rối: "bỗng", "hình như1 -nhà thơ đã giật mình
trước sự hiện diện của mùa thu, không dám chắc chắn, vẫn còn hoài nghi. Và phải chăng, đó còn là cái ngỡ ngàng trước cái ngưỡng thu sang của đời người?
Nhà thơ như mở căng các giác quan để cảm nhận trọn vẹn nhất khí thu, vị thu trong khoảnh khắc giao mùa, từ khứu giác (hương ổi),xúc giác (gió se),thị giác (sương, dòng sông, cánh chim, đám mây).
=>Qua đây, ta cảm nhận được sự tinh tế trong hổn thơ Hữu Thỉnh cũng như tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống của ông!
c) Nghệ thuật
Ngôn ngữ, hình ảnh thơ giản dị, tự nhiên mà giàu sức gợi, lại độc đáo, mới lạ.
Giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng.
Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: nhân hóa, tương phản.
3. Kết Bài
-Với hai khổ thơ trên nói riêng và cả bài “Sang thu"nói chung, Hữu Thỉnh đã góp cho thơ thu Việt Nam một áng thơ thật đẹp. Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung đã cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tinh tế và ngòi bút tài hoa, sâu sắc của nhà thơ.