Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

Hướng dẫn

Đề bài: Sang thu là bài thơ đặc sắc của Hữu Thỉnh khi không chỉ tái hiện đầy tinh tế bức tranh thiên nhiên lúc sang thu mà còn chứa đựng nhiều triết lí sâu sắc về cuộc đời, con người. Trình bày cảm nhận khổ thơ cuối của bài thơ Sang thucủa Hữu Thỉnh để thấy được những thông điệp mà nhà thơ gửi gắm.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Hạ qua thì thu đến. Thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người đọc những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Tất cả những điều đó đã được Hữu Thỉnh thể hiện rất thành công qua khổ cuối bài thơ “Sang thu

2. Thân bài

– Mở đầu khổ thơ vẫn là cái nắng, vẫn là cơn mưa mùa hạ nhưng tất cả đang “với dần”, đang ngày một nhạt đi.

– Mùa hạ như đang níu kéo lại chút không gian cho chính mình nhưng rồi cũng phải giật mình nhận ra rằng thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ chu thu để đến một chân trời khác.

– Ở hai câu thơ tiếp theo, bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm

Xem thêm:  Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) lớp 9 đầy đủ hay nhất

– “Sấm” – là hiện tượng quen thuộc của thiên nhiên xuất hiện trước hoặc trong cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm.

–> Từ hai hình ảnh quen thuộc đó, tác giả muốn gửi đến người đọc những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời.

+ “Sấm” ở đây vừa là một hiện tượng tự nhiên vừa là những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời.

+ Còn “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống. Họ là người đã đủ trưởng thành để vượt qua những sóng gió của cuộc đời.

3. Kết bài

Qua bốn câu thơ ta vừa thấy được khả năng quan sát tinh tế vừa thấy được ngòi bút tài năng của tác giả. Đó cũng là lí do khiến “Sang thu” luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc.

II. Bài tham khảo

Hạ qua thì thu đến. Thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng người đọc những bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Tất cả những điều đó đã được Hữu Thỉnh thể hiện rất thành công qua khổ cuối bài thơ “Sang thu”:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Xem thêm:  Nghị luận xã hội giải thích câu Rừng vàng biển bạc lớp 9 hay

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”

Mở đầu khổ thơ vẫn là cái nắng, vẫn là cơn mưa mùa hạ nhưng tất cả đang “với dần”, đang ngày một nhạt đi. Nắng đã không còn chói chang, mưa cũng không xối xả như những ngày hè. Mùa hạ như đang níu kéo lại chút không gian cho chính mình nhưng rồi cũng phải giật mình nhận ra rằng thu đã đến và mùa hạ phải nhường chỗ chu thu để đến một chân trời khác. Tác giả đã chọn hai hình ảnh đặc trưng nhất của mùa hạ để chào đón mùa thu. Đó phải chăng vừa là sự lưu luyến mùa hạ vừa là báo hiệu rõ ràng nhất rằng thu đang về?

Ở hai câu thơ tiếp theo, bằng nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

“Sấm” – là hiện tượng quen thuộc của thiên nhiên xuất hiện trước hoặc trong cơn mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. Từ hai hình ảnh quen thuộc đó, tác giả muốn gửi đến người đọc những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời. “Sấm” ở đây vừa là một hiện tượng tự nhiên vừa là những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời. Còn “hàng cây đứng tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống. Họ là người đã đủ trưởng thành để vượt qua những sóng gió của cuộc đời.

Xem thêm:  Tả về người cha (bố) kính yêu của em

Ở đoạn thơ cuối Hữu Thỉnh đã liệt kê hàng loạt những đặc trưng của mùa hạ để thể hiện sự chuyển mình của đất trời. Cái hay của nhà thơ là ông không hề miêu tả cảnh sắc trời thu nhưng vẫn khiến người đọc cảm nhận được thu đang đến rất gần.

Qua bốn câu thơ ta vừa thấy được khả năng quan sát tinh tế vừa thấy được ngòi bút tài năng của tác giả. Đó cũng là lí do khiến “Sang thu” luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

top 10 anh hot girl hoc sinh cap 2 viet 8 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *