Soạn bài Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) lớp 9 đầy đủ hay nhất

Hàm ý là phần không thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ. Cho nên hàm ý phải được người nghe giải đoán. Vậy khi sử dụng hàm ý chúng ta cần chú ý đến những điều kiện nào để người giao tiếp hiểu được hàm ý. Câu trả lời nằm ở bài học “” trong chương trình ngữ văn lớp 9, nối tiếp bài học trước để góp phần nâng cao hiểu biết cho chúng ta về vốn ngôn ngữ. Qua bài học, người nói ( viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói và gười nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý. Từ đó rèn luyện kĩ năng nhận biết, sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong tạo lập văn bản. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)”

SOẠN BÀI NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (TIẾP THEO) LỚP 9

I. Điều kiện sử dụng hàm ý

1. Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì nói thẳng ra sự thật thì cả chị lẫn con sẽ rất đau lòng, dùng hàm ý để giấu đi, giảm bớt nỗi đau ấy, tránh điều đau lòng.

2. Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Hàm ý trong câu thứ hai rõ hơn. Chị Dậu phải nói rõ hơn vì cái Tí vẫn còn chưa hiểu hết hàm ý ẩn trong câu trước. Cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ thể hiện ở thái độ “giãy nảy”, “liệng của khoai vào rổ và òa lên khóc” của cái Tí và câu nói “U bán con thật đấy ư?…”

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (dàn ý và bài làm chi tiết)

II. Luyện tập Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

1. Câu 1 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Câu

Người nói – Người nghe

Hàm ý

Chi tiết chứng tỏ người nghe đã hiểu hàm ý

a

anh thanh niên – ông họa sĩ và cô con gái

Mời bác và cô vào uống nước

Ông theo liền anh thanh niên vào trong…

b

anh Tấn – chị hàng đậu

Chúng tôi không thể cho những thứ này được

Chị hàng đậu nói giọng châm biếm: Thật là càng giàu có…

c

Thúy Kiều – Hoạn Thư

(1): giễu cợt Hoạn Thư phải chịu xét xử của Kiều.

(2): người độc ác như Hoạn Thư sẽ bị báo oán

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu…

2. Câu 2 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

 Hàm ý: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.

 Em bé dùng hàm ý vì đã có lần ( trước đó) nói thẳng ra mà không hiệu quả ( vì em nói trống không)

 Việc sử dụng hàm ý không thành công vì Anh Sáuvẫn ngồi im, tưc slà anh tỏ ra không cộng tác ( vờ như không nghe không hiểu)

3. Câu 3 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

A: Mai về quê với mình.

B:Mình bận ôn thi

A. Đành vậy.

4. Câu 4 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

Qua so sánh ta thấy hàm ý là: Tuy hi vọng nhưng chưa thể nói là thựuc hay hư, nhưng nếu cô gắng thựuc hiện thì có thể đạt được.

5. Câu 5 (trang 91 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):

  • Câu có chứa hàm ý mời mọc trong bài thơ.
Xem thêm:  Lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng lăng Bác ngữ văn lớp 9

     Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bon tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.

  •  Câu có chứa hàm ý từ chối:

    Mẹ mình đang đợi mình. Làm sao có thể rời được mẹ.

  •  Viết thêm câu có chứa hàm ý mời mọc.

   Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không.

   Chơi với bọn tớ thích lắm đây.

Nguồn Internet

Check Also

nu sinh dien aoinh 4 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *