Trình bày cảm nghĩ về truyện Lợn cưới áo mới – Văn mẫu lớp 6 đặc sắc nhất
Hướng dẫn
Đằng sau mỗi câu chuyện cười dân gian là những bài học sâu sắc mà tác giả dân gian muốn gửi gắm vào đó. Lợn cưới áo mới không phải là một ngoại lệ, câu chuyện lợn cưới áo mới – câu chuyện phê phán sự khoe khoang, khoác lác”. Em hãy nêu cảm nghĩ của em về truyện cười lợn cưới áo mới.
I. Dàn ý
-
1. Mở bài
- Giới thiệu về thể loại truyện và câu chuyện: “Trong kho tàng văn học của đất nước ta, có rất nhiều thể loại văn học hay như tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn…Trong số đó, truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian, thông qua việc sáng tạo những câu chuyện cười, ông cha ta đã truyền lại những thông điệp, những bài học quý giá, sâu cay và đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội. Trong số những bài học hay, phải kể đến là câu chuyện lợn cưới áo mới – câu chuyện phê phán sự khoe khoang, khoác lác”.
-
2. Thân bài
-Giới thiệu về nội dung của tác phẩm và bài học của tác phẩm
-Giới thiệu từng nhân vật trong truyện và tính cách của các nhân vật đó.
+ Người khoe áo mới: Muốn người ta khen mình có áo đẹp
+ Người khoe lợn cưới: Mục đích chính muốn khoe nhà có cỗ
-Kết quả một chính một mười, gặp phải người hay khoe như bản thân mình.
- -Bài học của câu chuyện muốn hướng tới: chế giễu những người thích khoe khoang một cách quá trớn, không điểm dừng.
-
3. Kết bài
- Nêu bài học đã học được thông qua câu chuyện, và bài học bản thân rút ra được: “Qua câu truyện, chúng ta có thể thấy được một tính xấu trong xã hội, cần được chỉnh sửa và chấn chỉnh. Chúng ta cần có lối sống khiêm tốn hơn để không ngừng hoàn thiện bản thân mình”.
II. Bài tham khảo
Trong kho tàng văn học của đất nước ta, có rất nhiều thể loại văn học hay như tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn…Trong số đó, truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian, thông qua việc sáng tạo những câu chuyện cười, ông cha ta đã truyền lại những thông điệp, những bài học quý giá, sâu cay và đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội. Trong số những bài học hay, phải kể đến là câu truyện lợn cưới áo mới – câu chuyện phê phán sự khoe khoang, khoác lác.
Trong câu truyện, tác giả dân gian đã khéo léo đưa ra những tình tiết hay và trào phúng để tạo ra những tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, sau đó chính là thông điệp được gửi đến nhằm khuyên răn con người hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Truyện kể về một người khoe con lọn mới cưới xổng chuồng và một người khoe cái áo mới may. Tuy nhiên cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết vì không ai chịu thiệt thòi hơn ai.
Mở đầu câu chuyện nói về một chàng trai có cái mới. Tác giả đã khéo léo lồng chi tiết đáng cười vào chính là dù đã lớn tuổi, nhưng tính cách vẫn như một đứa trẻ con, muốn khoe cho mọi người biết rằng mình có một cái áo mới mới nhưng thú đến như anh chàng trong truyện thật là điển hình cho sự lố bịch đáng cười và phê phán. Chi tiết “đứng hóng cửa” thật buồn cười nhưng đối với anh chàng trong chuyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Anh đã dùng thời gian vào việc làm vô ích. Nó hoàn toàn trái với tự nhiên, thật lố bịch và ngớ ngẩn đến khó tin. Nhưng trớ trêu thay, anh đợi hoài không thấy ai đi qua mà gặp ngay một ‘đối thủ” khoe khoang cũng ngang cơ mình.
Có một anh chàng sắp làm đám cưới thì có con lợn bị xổng chuồng. Lợi dụng việc mất lợn, anh này đã khoe khoang việc có con lợn “cưới”. Đọc lên, chúng ta thấy được những yếu tố gây cười ở đây. Con lợn thì ai cũng biết, nhưng lợn cưới thì thật là kì quặc, nó đậm mùi khoe khoang, chẳng là nhà người đàn ông này đang có công việc, vì vậy mà việc hỏi con lợn cưới chỉ là hình thức bên ngoài. Còn mục đích chính là khoe hôm nay nhà tôi có việc, tổ chức ăn uống rất linh đình.
Tuy nhiên, trong trường hợp này ta có thể thấy “một chín một mười”. Người đàn ông chạy đi tìm lợn với giọng điệu vô cùng hồ hởi. Anh ta muốn nghe nhất lúc này chính là hỏi thăm về lợn cưới. Nhưng người anh ta hỏi lại là người cũng có tính hay khoe khoang, câu trả lời của anh ta “từ lúc tôi mặc áo mới này chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả” đã đáp ứng được câu hỏi nhưng có thêm một mục đích là khoe chiếc áo của mình.
Cuộc đối đầu không phân thắng bại giữa người khoe “áo mới” và người khoe “lợn cưới” đã khiến cho người đọc không kìm được tiếng cười. Truyện đã thành công khi phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay với chúng ta. Trong cuộc sống ta vẫn thấy nhiều việc như vậy. Do vậy chúng ta cần tránh mắc nhưng tính xấu này. Hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của trong câu truyện trên đây.
Qua câu truyện, chúng ta có thể thấy được một tính xấu trong xã hội, cần được chỉnh sửa và chấn chỉnh. Chúng ta cần có lối sống khiêm tốn hơn để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Theo Tapchivanhoc.com