“Tiếp nhận đòi hỏi người đọc… để cảm nhận cái thông điệp thẩm mĩ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học” (Văn 12, phần văn học nước ngoài và lý luận văn học). Với kinh nghiệm đọc sách của bàn thân, em hiểu ý kiến trên như thế nào
Gợi ý
Quy luật Văn học là quy luật của tình cảm. Vậy văn học là chuyện của tâm hồn là "những điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu” (Tố Hữu). Chính vì vậy, đọc tác phẩm văn học. phải đọc nó bằng tất cả tâm hồn mình như Hoài Thanh đã từng nói: "có lấy hồn tôi đề hiểu hồn người".
Khẳng định điều đó, SGK Văn lớp 12 (phần văn học nước ngoài và lý luận văn học) viết: "Tiếp nhận đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học".
Trong cuộc đời mỗi con người, không phải cứ cầm cuốn sách văn học trên tay và đọc nó thì đều được coi là hành vi tiếp nhận tác phẩm văn học. Thực tế người ta đọc tác phẩm văn học theo nhiều yêu cầu và mục đích khác nhau. Đọc để tìm hiểu một phong tục tập quán, để thống kê hay tìm kiếm các dữ kiện ngôn ngữ như từ vựng, ngữ pháp, tu từ; có khi đọc để khai thác yếu tố tâm lý học hay khảo cổ học. Có người đọc tác phẩm văn học là để tìm những dấu vết chính trị, những sự kiện lịch sử. v.v… Những cách đọc ấy đâu phài là tiếp nhận văn học.
Tiếp nhận văn học là một hoạt động tinh thần đòi hòi người đọc càm thụ thưởng thức, suy ngẫm, từ đó mà nhận ra, vỡ ra "nghĩ ra" nhiều điều sâu sắc và lý thú về cuộc đời, về con người được tác giả gửi gắm qua tác phẩm của mình. Cũng từ đó làm cho tâm hồn mình mỗi ngày một thêm phong phú đa dạng hơn; mình sống nhân ái hơn, sống tốt hơn. Như thế hành vi đọc trong tiếp nhận văn học thực sự là cuộc "giải mã" để cảm nhận được đúng và sâu sắc những "thông điệp thẩm mỹ " mà tác già gửi đến bạn đọc.
Thông điệp thẩm mỹ là tiếng lòng, là tình cảm và tư tưởng cũng như mong ước sâu kín của nhà văn muôn nhắn gửi tới bạn đọc. Có điều, với tác phẩm văn học, toàn bộ những điều muốn nhắn gửi nhà văn không thể hiện một cách "trần trụi", "rõ ràng" "trực tiếp" "khô khan", mã bằng những cách nói rất riêng biệt, độc đáo của văn học: bằng hình tượng văn học. Phải thông qua hình tượng văn học người đọc mới hiểu và cảm nhận được những điều sâu kín mà người viết muốn nhắn gửi. Như thế có thể nói, nhưng ý tưởng sâu kín của tác giả được thể hiện bằng hình tượng văn học thì gọi là những thông điệp thẩm mỹ.
Vấn đề đặt ra là, tai sao tiếp nhận tác phẩm văn học lại "đòi hỏi người đọc sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn để cảm nhận cái thông điệp thẩm mỹ mà tác giả gửi đến cho người đọc văn học"?
Như trên đã nói, nếu chúng ta hiểu tiếp nhận tác phẩm văn học không phải là một hành vi đọc thuần tuý theo một yêu cầu chuyện môn riêng biệt nào đó của người nghiên cứu, mà là một hành vi cảm nhận để hiểu được hồn người, hiểu được những tư tưởng và tình cảm sâu kín của tác giả…. thì đòi hòi trên là một tất yếu. Làm thế nào nhận hết được, hiểu thấu đáo những điều sâu kín ấy, nếu như người đọc tác phẩm với một thái độ thờ ơ, lạnh lùng, chỉ là đọc bằng mắt cho hết các con chữ trên trang giấy? Muốn cảm nhận được cái thông điệp thẩm mỹ của tác giả, người đọc cung phải nhập vào cái thế giới hình tượng trong tác phẩm. Bằng kinh nghiệm, những trải nghiệm, vốn tri thức và của cuộc đời mình, người đọc sống với tác phẩm, nhập vàơ tác phẩm như là người trong cuộc. Khi đó, trái tim ta cũng rung theo nhịp sống trong tác phẩm: cũng hồi hộp, lo âu trước các tình huống nghiệt ngã, trước những thử thách gay cấn của nhân vật. Ta cũng sẽ đau khổ thất vọng cô đơn và kinh hoàng như nàng Kiều "trước lầu Ngưng Bích cũng sẽ nhỏ những giọt nước mắt khi chàng Răxtinhăc khóc trước mồ Lão Gôriô (H. Ban Dắc), cũng cảm thấy như muốn "bay lên không trung" như Natasa trong cái đêm trăng đẹp đến diệu kỳ được mô tả trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình cùa L. Tônxtôi. Ta mơ màng trong Tiếng thu cùa Lưu Trọng Lư, ta naơ nao theo "dòng nước buồn thiu hoa bắp lay" nơi thôn Vĩ Dạ với Hàn Mặc Tử; lòng cũng cồn cào mùi "cơm lên khói", của "hương nếp xôi" đất Mai Châu trong thơ Quang Dũng. Khó có thể nói hết được những cảm giác và cung bậc, trạng thái tình cảm, cảm xúc trong tâm hồn ta khi sống hết mình với tác phẩm văn học. Và cứ mỗi lần gấp sách lại, ta như vừa bước ra từ một thế giới khác, một thế giới vừa gần gũi, vừa rất xa xôi, ở đấy những sổ phận con người, những sự việc, những sự đời cứ ám ảnh và lay thức tâm hồn ta mãi.
Những tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là kết quả của sự ấp ủ, thai nghén lâu dài, về con người và cuộc đời trong tâm can người nghệ sĩ. Những dằn vặt, trăn trở, băn khoăn, những buồn vui, căm giận và bao điều tâm niệm khác của nhà văn đều được dồn nén vào những "thông điệp thẩm mỹ", vào nhửng ‘điệu hồn" được viết ra theo một lý tưởng thẩm mỹ nào đấy. Chính vì thế, không thể tiếp nhận tác phẩm một cách thụ động. Một khi "sống với tác phẩm bằng toàn bộ tâm hồn của mình" thì một mặt người đọc sẽ cảm nhận được thông điệp thẩm mỹ từ tâm can người nghệ sĩ gửi tới, mặt khác, còn có thể trở thành người "đồng sáng tạo" với nhà văn. Văn bàn những tác phẩm lớn thường gợi ra cả một trường ý nghĩa phong phú mà chính nhà văn nhiều khi cũng không ý thức được hết.
Các thế hệ độc giả, qua các thời đại, sẽ phát hiện ra chúng Vì thế ý nghĩa của tác phẩm như được nhân lên, được làm cho giầu có thêm lên. Những tác phẩm văn học kiệt xuất thường có một lịch sử tiếp nhận phong phú. Vậy, không nên áp đặt độc đoán một cách hiểu duy nhất về một tác phẩm nào đó cho mọi người đọc. Hình tượng văn học là hình tượng đa diện, ngôn ngừ văn học là ngôn ngữ đa nghĩa và hết sức uyển chuyển tinh vi. Mỗi người tuỳ theo thị hiếu riêng, vốn sống, vốn văn hoá riêng và tuỳ theo xu hướng tiếp nhận của thời đại mình mà nhận ra những ý nghĩa khác nhau của cùng một áng thơ Kiều của cùng một bài "Cây chuối" của Nguyễn Trãi, một bài "Tự tình" của Hồ Xuân Hương, "Sông lấp" của Tú Xương, "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Tống biệt hành" của Thâm Tâm hay thiên tuỳ bút "Tờ hoa" của Nguyễn Tuân v.v…
Tuy nhiên, không nên lấy cớ tiếp nhận tác phẩm khác nhau mà ném ra những cách hiểu tuỳ tiện, quy chụp bừa bãi hay suy diễn vô căn cứ.
Hocvanvanhoc.com