Câu 1:
Trong 10 câu thơ đầu tiên, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã nói về lẽ ghét: ghét chuyện tầm phào, ghét vua Trụ, U Vương, Lệ Vương, đặc điểm của những vị vua này đều là những người nhu nhược, bất tài, ăn chơi trác táng, không chịu chăm lo cho đời sống của nhân dân, gây ra bao nhiêu lầm tham, đau khổ. Nguyên nhân của những lẽ ghét mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong bài thơ này là do tấm lòng yêu thương, quan tâm đến đời sống của dân chúng, vì thương dân nên ghét những kẻ làm cho dân phải đau khổ..
Lẽ thương của Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện qua 14 câu thơ, ông đã đề cập đến những con người hiền tài nhưng lại có số phận lận đận, muốn cống hiến sức lực cứu nước, cứu đời nhưng được thỏamãn ước nguyện. Từ chỗ tiếc thương cho những người trí thức có tài đức nhưng không gặp thời, Nguyễn Đình Chiểu đã tự thấy được bóng dáng của mình trong đó: ước mong được lập thân, cứu dân giúp đời nhưng cuộc sống lại gặp nhiều bất hạnh.
Câu 2:
Trong đoạn trích Lẽ ghét thương, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã sử dụng linh hoạt cặp từ đối nghĩa: ghét- thương. Xuyên suốt đoạn trích, ghét và thương được lặp lại 12 lần, được sắp xếp sóng đôi, đăng đối linh hoạt làm nổi bật nhau. Thông qua những lẽ ghét thương này ta có thể thấy được trong tâm hồn tác giả là một con người phân minh, rạch ròi trong yêu, ghét, đây cũng là một đặc trưng trong tính cách của con người Nam Bộ, bộc trực, thẳng tính. Việc sử dụng phép lặp đầy linh hoạt đã thể hiện được mức độ của cảm xúc: ghét đến tột cùng nhưng yêu thương cũng rất nồng nhiệt.
Câu 3:
Trong cảm xúc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu luôn có sự thống nhất giữa yêu và ghét, vì yêu thương dân chúng, xót xa trước cảnh lầm tham, khổ cực của dân chúng, đồng cảm với những con người tài đức nhưng lại phải chịu nhiều biến cố của cuộc đời nên nhà thơ càng căm ghét sâu sắc những kẻ hại dân, hại nước, đẩy những con người lương thiện vào cảnh ngộ éo le, bất hạnh. Trong trái tim đầy nhân hậu của nhà thơ, hai cảm xúc yêu, ghét cứ đan cài vào nhau, thể hiện được quan điểm, tư tưởng của nhà văn “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Đây là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu..