Soạn văn bài 16: Luyện tập: Thao tác lập luận phân tích

Buổi trước chúng ta đi tìm hiểu các kĩ năng về phân tích và lập dàn ý cho bài văn nghị luận. Hôm nay chúng cùng luyện tập lại các thao tác lập luận phân tích để củng cố vững kiến thức hơn nữa.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi:

1. Tìm hiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận (ngữ liệu trong SGK Ngữ văn II, tập 1, trang 28):

a) Gợi ý: Trong đoạn văn của Lê Trí Viễn, quan hệ được lấy làm cơ sở để phân chia đối tượng phục vụ cho việc lập luận phân tích là quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến, các cung bậc tâm trạng “bàn hoàn” của Thúy Kiều), đó là các cung bậc tâm trạng: đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc của nàng Kiều.

b) Gợi ý: Quan hệ làm cơ sở cho lập luận phân tích trong đoạn văn của Hoài Thanh là quan hệ giữa đối tượng này với các đối tượng khác có liên quan: Bài thơ Lời kĩ nữ của Xuân Diệu với bài 77 bà hành của Bạch Cư Dị.

Câu 2. Vẻ đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật trong bài Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương được thể hiện ở:

– Những từ ngữ giàu hình tượng và giá trị biểu cảm như: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, tí con con,…

– Sự kết hợp giữa những động từ mạnh (xiên, đâm) với các bổ ngữ độc đáo (ngang, toạc) làm nổi bật sự bướng bỉnh và ngang ngạnh.

Xem thêm:  Cảm nhận về tác phẩm Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan

– Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp trong hai câu luận:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đàm toạc chân mây, đá mấy hòn.

– Nghệ thuật điệp từ (lại, xuân).

– Nghệ thuật sử dụng sóng đôi các cặp từ trái nghĩa: say – tỉnh, khuyết – tròn, đi – lại.

– Nghệ thuật tăng tiến (san sẻ – tí – con con).

Gợi ý trả lời câu hỏi sgk:

Mục 1

– Phân chia dựa trên cơ sở quan hệ nội bộ trong bản thân đối tượng – những biểu hiện về nhân cách bẩn thỉu, bần tiện của Sở Khanh.

– Phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp: từ việc phân tích làm nổi bật những biểu hiện bẩn thỉu, bần tiện mà khái quát lên giá trị hiện thực của nhân vật này – bức tranh về nhà chứa, tính đồi bại trong xã hội đương thời

Mục II (1)

– Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng

– Phân tích theo quan hệ kết quả – nguyên nhân

– Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Mục II (2)

– Phân tích theo quan hệ nguyên nhân – kết quả.

– Phân tích theo qUan hệ nội bộ của đối tượng.

– Phân tích kết hợp chặt chẽ với khái quát tổng hợp.

    Tìm hiểu các quan hệ làm cơ sở cho việc phân tích đối tượng trong các lập luận của đề nghị luận. Trong lập luận phân tích cần làm nổi bật được cái hay cái độc đáo của bài kết hợp với lập luận chặt chẽ để người đọc thấy thuyết phục. Chúc các bạn học tập tốt!

    Check Also

    7225 1494911290059 1017 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

    Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

    Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *