Ở bài lần trước, chúng ta đã được học về tác giả Tố Hữu. Trước đó, ở trung học cơ sở chúng ta được học một bài thơ của Tố Hữu đó là “Khi con tu hú”, lên lớp 11, chúng ta lại được biết đến Tố Hữu với bài thơ “Từ ấy” trích trong tập thơ cùng tên và đến lớp 12, chúng ta sẽ học một tác phẩm vô cùng đặc sắc thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu đó là bài thơ “Việt Bắc”. Đây là một bài thơ rất dài nhưng nhịp thơ du dương như lời hát, dễ đi sâu vào lòng người đọc bởi sự truyền cảm. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Việt Bắc- Phần 2: Tác phẩm đầy đủ hay nhất lớp 12 tại trang Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài học này.
Soạn bài Việt Bắc- Phần 2: Tác phẩm lớp 12
I. Tìm hiểu chung về bài Việt Bắc
1. Tác giả: Tố Hữu- xem bài trước
2. Tác phẩm:
- Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì.
- Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ và chiến sĩ cách mạng
II. Hướng dẫn Soạn bài Việt Bắc- Phần 2: Tác phẩm lớp 12
Câu 1 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Phân tích sắc thái tâm trạng, lối đối đáp của nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Hoàn cảnh sáng tác:
- Cuối năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ, trường kì. Tố Hữu đã viết bài thơ Việt Bắc để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình sâu nặng giữa nhân dân Việt Bắc với cái bộ và chiến sĩ cách mạng.
Sắc thái tâm trạng của bài thơ:
- Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn lưu luyến của nhân vật trữ tình trong cuộc chia tay.
- Lối đối đáp: Hai nhân vật đều xưng – gọi là “mình” và “ta”
Câu 2 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Qua hồi tưởng của chủ thể trữ tình, vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc hiện lên: mang vẻ đẹp vừa gần gũi, vừa nên thơ quê hương cách mạng
Cảnh:
Nổi bật là “bức tranh tứ bình”:
- Mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
- Mùa xuân: Ngày xuân mơ nở trắng rừng
- Mùa hạ: Ve kêu rừng phách đổ vàng
- Mùa thu: Rừng thu trăng gọi hoà bình
Thiên nhiên trở nên đẹp hơn, hữu tình hơn khi có sự gắn bó với con người:
Cảnh làng bản ấm cúng:
- Nhớ từng bản khói cùng sương
- Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Cảnh sinh hoạt kháng chiến ở chiến khu:
- Nhớ sao lớp học i tờ…
- Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
- Cảnh thơ mộng, ân tình:
- Nhớ gì như nhớ người yêu
- Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
- Cảnh sinh hoạt đặc trưng của Việt Bắc:
- Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
- Chày đem nện cối đều đều suối xa
Người:
- Nhớ đến cuộc sống thanh bình êm ả:
- Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
- Chày đêm nện cối đều đều suối xa
- Cuộc sống vất vả, khó khăn trong kháng chiến nhưng chan chứa tình yêu thương:
- Thương nhau chia củ sắn bùi
- Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
=> Cảnh sinh hoạt bình dị của người dân Việt Bắc. Nét đẹp nhất chính là nghĩa tình và sự đùm bọc, che chở cho cách mạng, hi sinh tất cả vì kháng chiến, dù cuộc sống còn rất khó khăn.
Câu 3 trang 114 SGK văn 12 tập 1
- Khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong chiến đấu và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến
- Cả dân tộc chất chứa căm thù thực dân đế quốc: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.
- Thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn đầy lạc quan: Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Vẻ đẹp của “thế trận” rừng núi đã cùng ta đánh giặc:
- Nhớ khi giặc đến giặc lùng
- Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
- Núi giăng thành luỹ sắt dày
- Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Khung cảnh hùng tráng của bức tranh “Việt Bắc xuất quân”, đầy hào khí, chỉ mới ra quân mà như đã cầm chắc chiến thắng trong tay:
- Những đường Việt Bắc của ta
- Đêm đêm rầm rập như là đất rung
- Quân đi điệp điệp trùng trùng
- Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
- Dân công đỏ đuốc từng đoàn
- Bước chân nứt đá muôn tàn lửa bay…
Câu 4 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Nhận xét về hình thức nghệ thuật đậm đà tính dân tộc của bài thơ và đoạn thơ:
- Thể thơ lục bát – thể thơ truyền thông của dân tộc được sử dụng nhuần nhị, uyển chuyển và sáng tạo.
- Sử dụng kết cấu đối đáp thường gặp trong ca dao; cặp đại từ xưng hô ta – mình được dùng rất sáng tạo trong bài thơ.
- Các hình ảnh quen thuộc, đại chúng theo lối phô diễn dân tộc: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu, mình về mình có nhớ ta.
- Biện pháp so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.
- Nhịp điệu, nhạc điệu dân tộc khi nhẹ nhàng, thơ mộng; khi đằm thắm ân tình, khi mạnh mẽ, hùng tráng.
III. Luyện tập về bài Việt Bắc
Câu 1 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng đại từ xưng hô “mình” – “ta” trong bài thơ:
- Mình và ta là cách xưng hô quen thuộc trong ca dao được Tố Hữu đưa vào trong thơ hiện đại một cách tự nhiên.
- Tác giả cũng đã vận dụng một cách tài tình cảm xúc dân dã, ngọt ngào, đằm thắm của ca dao dân ca trong cặp từ mình – ta
Sử dụng một cách linh hoạt, không gò bó:
- Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
- Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
- Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
Câu 2 trang 114 SGK văn 12 tập 1
Chọn trong bài thơ hai đoạn tiêu biểu. Bình giảng một trong hai đoạn.
Dù chọn đoạn nào cũng cần đảm bảo các ý chính sau:
- Giới thiệu vị trí của đoạn thơ
- Nội dung của đoạn thơ
- Những nghệ thuật tiêu biểu sử dụng trong đoạn thơ
- Đoạn thơ nói lên được tình cảm, tưởng gì của nhà thơ.
Nguồn Internet