Ngữ pháp Việt Nam không bao giờ là đơn giản nếu bản thân mỗi chúng ta chủ quan không tìm hiểu kĩ về bản chất trong đó. Thậm chí có rất nhiều những đơn vị kiến thức, những cấu tạo phức tạp đa dạng của từ và ngôn ngữ tiếng Việt. Một trong những ảnh hưởng có thể coi là tích cực đối với vốn từ ngữ phong phú, đa dạng của dân tộc ta là từ Trung Quốc. trải qua hàng ngàn năm lịch sử việc vị ảnh hưởng, tiếp thu từ nền văn hóa khác là điều khó tránh khỏi. Chính bởi vậy mà xuất hiện từ Hán việt trong đời sông cả văn học lẫn đời thường của dân tộc Việt ta từ xưa đến nay. Trong chương tình ngữ văn 7 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về từ hán việt. dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài từ hán việt. việc soạn bài là bước cần thiết trước khi lên lớp.
SOẠN BÀI TỪ HÁN VIỆT.
I. Đơn vị cấu tạo từ hán việt
Câu 1 trang 69 SGK ngữ văn 7 tập 1:
- Nam: phương Nam
- Quốc: nước
- Sơn: núi
- Hà: sông
Trong các từ trên chỉ có Nam có khả năng đứng độc lập như một từ đơn để tạo câu
Câu 2 trang 69 SGK ngữ văn 7 tập 1:
- Thiên trong “thiên niên kỉ, thiên lí mã” có nghĩa là nghìn
- Thiên trong “thiên đô” nghĩa là dời
II. Từ ghép hán việt
Câu 1 trang 70 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Các từ “sơn, hà, xâm phạm”( trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) là từ ghép đẳng lập.
Câu 2 trang 70 SGK ngữ văn 7 tập 1:
a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thẳng thuộc loại từ ghép chính phụ, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau như từ ghép chính phụ thuần Việt.
b) Các từ thiên thư (trong bài Nam quốc sơn hà), thạch mã (trong bài tức sự), tái phạm (trong bài Mẹ tôi ) thuộc loại từ ghép chính phụ nhưng trật tự các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt
III. Luyện tập bài Từ hán việt
Câu 1 trang 70 SGK ngữ văn 7 tập 1:
- Hoa: hoa quả, hương hoa -> nghĩa là bông hoa
- Hoa: hoa mĩ, hoa lệ -> nghĩa là đẹp
- Phi: phi công, phi đội -> nghĩa là bay
- Phi: phi pháp, phi lí -> nghĩa là không
- Phi: phi cung, vương phi -> nghĩa là vợ vua
- Tham: tham vọng, tham lam -> nghĩa là muốn
- Tham: tham gia, tham chiến -> nghĩa là có mặt
- Gia: gia chủ, gia súc -> nghĩa là nhà
- Gia: gia vị, gia tăng -> nghĩa là thêm vào
Câu 2 trang 71 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Quốc |
Đế quộc, quốc gia, quốc tế… |
Sơn |
Sơn hà, sơn cước, sơn trại |
Cư |
Định cư, di cư, cư trú… |
Bại |
Thất bại, bại vong, đại bại… |
Câu 3 trang 71 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Chính – phụ |
Hữu ích, bảo mật, phát thanh, phòng hỏa |
Phụ – chính |
Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi |
Câu 4 trang 71 SGK ngữ văn 7 tập 1:
Chính – phụ |
Công viên, phò mã, gia sư… |
Phụ – chính |
Cường quốc, tham chiến, thất bại, … |
Nguồn Internet