Soạn bài Tình yêu và thù hận Lớp 11 tập đầy đủ hay nhất

Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của U.Sếch-xpia. Tác phẩm mang đến cho người đọc cái nhìn đầy bi thương đối với tình yêu cao đẹp bất chấp sự ngắn cấm, thù hận. Qua tác phẩm ta cảm nhận được một tình yêu trong sáng, vượt lên thù hận của gia đình, dòng tộc, ca ngợi tình yêu, sự cao cả của tâm hồn, tình người, tình đời. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài đoạn trích Tình yêu và thù hận Lớp 11 tập 1 để cảm nhận sâu sắc hơn giá trị nội dung và tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt thông qua tác phẩm và cả đoạn trích.

SOẠN BÀI TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN NGỮ VĂN LỚP 11 TẬP 1

I. Tìm hiểu tác phẩm Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tập 1

1. Tác giả

  • U.Sếch-xpia là nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời “Phục Hưng”.
  • Ông đã để lại 37 vở bao gồm lịch sử, bi kịch, hài kịch, mà phần lớn trong đó là những tác phẩm kinh điển của nhân loại. Những tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la, của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện, khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.

2. Tác phẩm

Rô-mê-ô và Giu-li-et là vở kịch nổi tiếng đầu tiên của U.Sếch-xpia, đượv iết vào khoảng những năm 1594 – 1595.

II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tập 1

1. Câu 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Đoạn trích có 16 lời thoại. Sáu lời thoại đầu có điểm khác so với những lời thoại sau là:

  • Sáu lời thoại đầu (từ câu 1 – câu 7) là lời độc thoại của nhân vật, tác giả để cho nhân vật cảu mình tự bộc lộ cảm xúc và tình cảm.
  • Từ những lời thoại tiếp theo (từ câu 8 -16) là lời đối thoại giữa hai nhân vật, lời bộc lộ tình cảm của nhân vật. Hai nhân vật nói cho nhau nghe, mang tính chất đối đáp.
Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ Chén tạc chén thù

2. Câu 2 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Những cụm từ chứng mình tình yêu giữa hai nhân vật Rô – mê – ô và Giu – li – ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch nhau là:

  • Tình cảm của Giu – li – ét được thể hiện qua lời nói của nàng như một sự băn khoăn, day dứt, một sự dằn vạt thể hiện tâm trang lo âu trước hoàn cảnh bị ngăn cấm giữa hai dòng họ “Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi…”
  • Tình yêu của Rô – mê – ô dành cho nàng thể hiện qua những lời nói trực tiếp thể hiện cảm xúc như “Nàng tiên lộng lẫy, nàng tiên kiều diễm, nàng tiên yêu quý của tôi ơi, đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu, tôi thù ghét cái tên tôi, vì nó là kẻ thù của em…”.

3. Câu 3 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Diễn biến tâm trạng của Rô – mê – ô qua hình thức so sánh liên tưởng trong lời thoại đầu tiên của nhân vật này:

Đây là lời độc thoại nội tâm của nhân vật. Lời thoại là tâm trạng và tình cảm của Rô-mê-ô dành cho người mình yêu, được tác giả thể hiện bằng nhiều hình ảnh đẹp, nhiều liên tưởng độc đáo, thú vị, so sánh bất ngờ, tạo ra sự thú vị cho người đọc. Đâu tiên, chàng so sánh nàng với vẻ đẹp của chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương. Chàng liên tưởng đôi mát của nàng với những ngôi sao. Tất cả những điều đó nhằm thể hiện được tình yêu của chàng và tâm trạng khi yêu nồng chày, đam mê, dường như không có gì ngăn cản được chàng Rô- mê- ô, chàng đang chimnf đắm trong tình yêu của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau trong bài “Thương vợ” của Tú xương: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

4. Câu 4 trang 201 SGK ngữ văn 11 tập 1

Tâm trạng nội tâm của nhân vật Giu-li-ét để thấy được tâm trạng của một người thiếu nữ đang yêu:

  • Nàng thể hiện tình cảm của mình dành cho người mình yêu, đồng thời thể hiện tâm trạng lo lắng khi chàng mang dòng họ thù địch với mình “Chỉ có họ của chàng là thù địch với em thôi..”
  • Nàng lo lắng cho người mình yêu sẽ vì tình cảm mà sẽ gặp trở ngại
  • Nàng luôn tin tưởng vào tình yêu của Rô-mê-ô dành cho mình nhưng đồng thời cũng lo lắng cho sự an nguy của mình.
  • Qua đó ta có thể nhận thấy Giu-li-et yêu Rô – mê-ô tha thiết nhưng nàng cũng luôn cảm thấy bất an và lo lắng cho mối tình trái ngang của mình. Song tâm trạng của Giu-li-et cho thấy nàng là một cô gái có trai tim biết yêu say đắm, nàng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.

5. Câu 5 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

  Vấn đề “tình yêu và thù hận” đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này:

Vấn đề thù hận giữa hai dòng họ được Rô – mê – ô giải quyết vô cùng kiên quyết: Tôi sẽ thay đổi tên họ; sẽ xé nát cái tên đó vì nó là kẻ thù của em; chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó. Tình yêu được diễn ra trên nền thù hận, thù hận bị đẩy lùi chỉ còn lại tình yêu là tồn tại, bất chấp tất cả mọi thứ vì người mình yêu.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Ôn tập phần văn học (Kì 2)

III. Luyện tập tác phẩm Tình yêu và thù hận Ngữ văn 11 tập 1

1. Câu 1 trang 201 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Qua đoạn trích Tình yêu và thù hận, có nhận xét cho rằng “            Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người”:

Tình yêu có sức mạnh kết nối con người lại với nhau, xóa đi mọi thành kiến lạc hậu hay hận thù chia rẽ con người. Tình yêu làm con người được kết nối lại. Qua đoạn trích ta cảm nhận rõ điều đó qua tình yêu của Rô-mê-ô dành cho Giu –li-et, tình yêu của họ đã vượt qua sự định kiến của dòng tộc, sự chia rẽ của gia đình. Tình yêu cahan chính đã đưa họ đến với nhau, khẳng định những giá trị tốt đẹp giữa con người với con người.

Nguồn Internet

Check Also

c879b28906e31e1d66d06429d0158f1c 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *