Trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ luôn bị vùi dập, bị tước đoạt những quyền lợi, hạnh phúc chân chính. Bởi vậy, thi hào Nguyễn Du đã từng đau đớn thốt lên thay: Đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Nhưng có lẽ không chỉ có Nguyễn Du mà rất nhiều nhà thơ thời kì trung đại đều bày tỏ lòng xót thương, sự trân trọng với người phụ nữ. Hẳn trong số ấy, Chinh phụ ngâm quả là một tác phẩm đặc sắc. Đặc biệt qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ càng thấy rõ ràng hơn điều này. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ để các bạn hiểu rõ hơn những đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật để các bạn tham khảo nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
SOẠN BÀI TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ LỚP 10
I, Tìm hiểu chung bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
1.Tác giả
Đặng Trần Côn-Đoàn Thị Điểm là hai nhà thơ trung đại nổi tiếng.
2.Tác phẩm
Bố cục:
- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn của người chinh phụ.
- 8 câu còn lại: Nỗi thương nhớ người chồng nơi xa.
II, Đọc hiểu bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Câu 1 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng:
Hiên vắng (không gian mênh mang, vắng lặng), ngọn đèn (thời gian đêm khuya).
Ban đêm tiếng gà eo óc, ban ngày hòe phất phơ.
-> Tô đậm nỗi cô đơn, lẻ bóng của người chinh phụ. Đó có lẽ là cảnh ngộ chung của biết bao thân phận tội nghiệp khác trong xã hội phong kiến, vì chiến tranh phi nghĩa.
Câu 2 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ:
- Không gian, thời gian, hành động đi đi lại lại trong hiên vắng, ngồi rủ rèm chờ đợi ; thức cùng ngọn đèn leo lét trong đêm, hành động gượng gạo, chán chường.
- Từ ngữ trầm buồn: bi thiết, buồn rầu nói chẳng nên lời, đằng đẵng, mối sầu dằng dặc, hương gượng đốt, gương gượng soi, gượng gảy ngón đàn,… Cùng với câu hỏi tu từ: đèn biết chăng?
-> Nỗi cô đơn ghê gớm bủa vây, ám ảnh thậm chsi trng cả vô thức, tiềm thức của người chinh phụ.
Câu 3 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Người chinh phụ đau khổ, buồn rầu bởi nàng không rõ sống chết của chồng mình giờ ra sao, nàng chỉ biết trông ngóng trong vô vọng, mòn mỏi và nhớ nhung vô hạn. Tất cả những nỗi đau và bi kịch ấy đều là do chiến tranh phi nghĩa đã gây ra.
Câu 4* (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Người chinh phụ hầu như không nói, ngôn ngữ chủ yếu là độc thoại nội tâm hoặc nửa trực tiếp:
Đèn có biết … bi thiết mà thôi.
Lòng này gửi gió đông … đau đáu nào xong.
-> Giá trị biểu hiện: câu văn giàu sức gợi, lời ít mà gợi nhiều, cho thấy nỗi cô đơn và nhớ nhung vời vợi của người chinh phụ. Nỗi đau của tâm giới càng gây ám ảnh hơn trong lòng người đọc.
Câu 5 (trang 88 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát: linh hoạt, vừa réo rắt, du dương, có lúc trữ tình tha thiết.
III, Luyện tập bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Các biện pháp nghệ thuật tả tâm trạng trong đoạn trích có thể sử dụng để miêu tả nỗi buồn hay niềm vui của bản thân:
- Tả ngoại cảnh để biểu hiện nội tâm.
- Tả nội tâm qua ngoại hình.
- Tả nội tâm qua hành động, cử chỉ, điệu bộ và từ ngữ mang sắc thái chỉ tâm trạng.
Nguồn Internet