Phân tích hình ảnh người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Phân tích hình ảnh người chinh phụ trong Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm)

Gợi ý

Người phụ nữ là một trong những hình tượng văn học xuyên suốt văn chương mọi thời đại. Lẽ tất nhiên, hình ảnh người phụ nữ trong cảm nhận của mỗi nghệ sĩ sẽ khác nhau. Khi Nguyễn Du cảm thương cho số phận người con gái hồng nhan đa truân, khi Hồ Xuân Hương khóc thương cho những người đàn bà có số phận hẩm hiu trong xã hội thì Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm lại thương cho những người chinh phụ. Đọc Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn về nhân vật văn học này.

So với những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm có phần may mắn hơn khi nàng có được tình yêu, hôn nhân hạnh phúc với người chồng của mình. Nhưng bi kịch mà – nàng phải chịu đựng cũng khởi nguồn từ chính sự may mắn đó. Hạnh phức lứa đôi của nàng đâu được trọn vẹn. Chia rẽ tình yêu, hạnh phúc của nàng không phải là những định kiến, thành kiến xã hội, những tập tục hủ lậu mà là chiến tranh phong kiến phi nghĩa. Vì chiến tranh xảy ra, người chồng người phải đi đánh trận và người vợ phải ở nhà mòn mỏi chờ đợi, ngóng trông. Chiến tranh đã mang đến sự chia cắt, đã khiến làm tan vỡ hạnh phúc của người chinh phụ. Trong đoạn trích, hình ảnh người chinh phụ được thể hiện đậm nét qua diễn biến nội tâm của nàng.

Chờ đợi, ngóng trông lậ tâm trạng thường thấy trong xa cách. Trong đoạn trích, tâm trạng đó được diễn tả bằng các hành động lặp đi lặp lại:

Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài Mưa của Trần Đăng Khoa

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,

Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Rủ rèm rồi lại cuốn rèm, người chinh phụ cứ đi đi lại lại trong hiên vắng như để chờ đợi tin tốt lành. Nỗi bồn chồn không chỉ được khắc hoạ bằng các hành động mà còn được thể hiện ngay trong cách sử dụng liên tiếp các động từ chỉ tư thế dạo, ngồi, các động từ chỉ hành động rủ, thác, bằng cách đôi lập các hình ảnh ngoài rèm, trong rèm. Nhưng hình như càng mong ngóng người chinh phụ càng đi vào bế tắc. Câu thơ thứ ba mang ý nghĩa phủ định (chẳng có chim thước báo tin lành cho nàng cả) và câu thơ thứ ta được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi. Chinh phụ cũng hỏi đèn như trong ca dao:

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt.

Nếu như câu hỏi trong ca dao còn bỏ ngỏ thì câu hỏi của người chinh phụ là câu hỏi được trả lời. Chỉ có điều, đó là câu trả lời mà chắc chắn chinh phụ không mong đợi:

Đèn có biết dường bằng chẳng biết

Để rồi nỗi buồn, cô đơn ùa đến ngập tràn trong lòng nàng:

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Ngọn đèn cháy đã tàn bấc, dầu đã cạn nhưng dường như nỗi trăn trở, sầu bi trong lòng nàng càng bừng cháy và bất tận theo thời gian. Hình ảnh ngọn đèn còn khiến không gian trở nên mênh mông, u tối.

Không gian người chinh phụ đang phải đối diện không chỉ mênh mông mà còn tịch mịch, hoang vắng. Tất cả những ấn tượng này được gợi lên từ hai hình ảnh tiếng gà và bóng cây hoè:

Xem thêm:  Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Chính vì thế nỗi cô đơn đáng sợ của người chinh phụ càng được tô đậm hơn.

Càng cô đơn bao nhiêu, người chinh phụ càng buồn khổ bấy nhiêu:

Mối sầu đằng đẵng tựa miền biển xa.

Không phải cách so sánh cùng từ láy đằng đẵng khiến nỗi sầu của người chinh phụ trở nên bất tận. Chính nỗi lòng người chinh phụ mênh mang, dằng dặc như thế. Càng buồn nhớ, chinh phụ càng chán chường, mê man, mơ màng:

Hương gượng đốt hồn đà mê mải,

Gương gượng soi lệ lại châu chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đạn,

Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.

Đốt hương hay soi gương hay đánh đàn cũng chỉ là hành động gượng. Đốt hương để tìm sự thanh thản, song tâm hồn nàng lại như thêm mê man. Soi gương để trang điểm song gương mặt lại chan chứa nước mắt. Nỗi buồn khổ đă được đầy lên đến cực điểm. Và cơ hồ, trong lòng người chinh phụ nảy nở mối lo sợ. Nàng chỉ gượng gảy đàn sắt đàn cầm vì không thấy phù hợp, đặc biệt sợ dây đàn chùng hay đứt vì người xưa xem đó là điềm gở, báo hiệu sự không may trong tình vợ chồng.

Và cuối cùng, khi không nỗi cô đơn, buồn khổ trong lòng không thể chia sẻ cùng ai được, nàng đã phải gửi nó vào gió nỗi nhớ chồng khôn xiết:

Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.

Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trời thăm thẳm xa với khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Khi trước, nỗi sầu của nàng được so sánh với độ dài của không gian xa rộng: Mối sầu đằng đẵng tựa miền biển xa. Đến đoạn thơ này, nỗi nhớ của chinh phụ được so với không gian vô tận, không có điểm dừng, mông lung, vời vợi Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Có lẽ đây là nỗi nhớ dài nhất trong vãn học xưa nay.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình của Nguyễn Du

Đặt chinh phụ vào không gian có tầm vóc vũ trụ với các hình ảnh núi non, trời đất gợi sự xa xôi, sương gió, mưa, tiếng côn trùng – tất cả đều gợi sự cô đơn, buồn nhớ. Xét đến cùng, mọi cảm giác nhớ nhung, sầu muộn, cô đơn, mọi sự trăn trở, trằn trọc của nàng đều hướng đến duy nhất một coii người – người chinh phu.

Bao nỗi lòng đó đều tập trung thể hiện hình ảnh người chinh phụ rất mực thủy chung, yêu thương chồng của mình. Và có thể lí giải tất cả bằng niềm khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi bất tận trong người phụ nữ đáng thương này.

Tình cảnh lẻ loi của người chỉnh phụ đã mang đến chúng ta trọn vẹn hình ảnh người phụ nữ trong chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

Theo Tapchivanhoc.com

Check Also

37357343 9357296624x683 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *