Soạn bài Tam đại con gà lớp 10

Truyện cười là tác phẩm tự sự dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. Truyện cười luôn là một trong những thể loại văn học rất phổ biến trong đời sống thường ngày chúng ta cho đến tận ngày nay. Những giá trị tư tưởng và tinh thần mà nó đem lại thực sự rất có ý nghĩa to lớn trong cả việc giáo dục, thẩm mĩ, nghệ thuật đối với nhân loại nói chung và người Việt Nam nói riêng. Nhắc đến truyện cười Việt Nam không thể không nhắc đến truyện “Tam đại con gà”. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Tam đại con gà lớp 10. Việc soạn bài ở nhà là bước chuẩn bị cần thiết trước khi lên lớp.

SOẠN BÀI TAM ĐẠI CON GÀ LỚP 10.

I. Tìm hiểu chung

1. Truyện cười

  • Là tác phẩm tự sự dân gian ngắn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.
  • Thường có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (tuy nhiên vẫn bao hàm giá trị giáo dục). Truyện trào phúng được sáng tác với mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ Nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

2. Truyện cười  “Tam đại con gà”

Thuộc loại truyện trào phúng. Đối tượng của sự phê phán là thầy đồ dốt nói chữ và bọn quan lại tham những ở địa phương.

II. Hướng dẫn soạn bài Tam đại con gà đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 1:

Trong truyện Tam đại con gà, “ông thầy” liên tiếp bị đưa vào hai tình huống:

  • Thầy đồ đi dạy học trò nhưng “thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hơi gấp, thầy cuống, nói liều…”
  • Khi bị người nhà phát hiện dạy sai, thầy ra sức bao biện để chối tội và giấu dốt.

Trong lần thứ nhất, để  “giải quyết tình huống”, “ông thầy” đã nhắm mắt chọn cách nói liều. Hài hước hơn khi ngay sau đó “ông thầy” còn viện đến thổ công để  “chứng giám” một cách hú họa cho sự dốt nát của mình

Trong tình huống thư hai, “ông thầy” đã gaiir quyết để bào chữa cho mình bằng một cái “lí sự cùn”

Ta thấy từ đầu đến cuối thầy ra sức giấu dốt. Thầy cố gắng che đậy abnr thân “dốt” của mình, mặc dù trong suy nghĩ thầy cũng tự ý thức được mình dốt. Đât chính alf mâu thuẫn cơ bản nhất, yếu tố chính để gây cười. Nhưng càng rs sức che đạy sự dốt nát, sự dốt nát cùng bị phơi bày.

Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ nỗi thương mình trích trong Truyện kiều của Nguyễn Du

Câu 2 trang 79 SGK ngữ văn 10 tập 1:

Qua hình ảnh thầy đố trong truyện “Tam đại con ga”, truyện phên phán một tật xấu trong nội bộ nhân dân, phê phán những người dốt mà không chịu học hỏi, dốt mà cứ cố tình che đạy cái dốt của mình. Tuy nhiên cái cười trong truyện này chủ yếu mang tính chất giải trí – cười sự ngây ngô và liều lĩnh của thầy đồ, chứ chưa tới mức cười nhằm đả kích và triệt tiêu đối tượng.

Nguồn Internet

Check Also

doi thay mot mai truong 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *