Soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 đầy đủ hay nhất

Văn học dân gian có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong kho tàng văn học và trong đời sống của nhân dân ta. Có thể nói, văn học dân gian như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, nó là lời ca, tiếng hát là tâm trạng và tình yêu thương của ông cha ta qua hàng ngàn năm văn hiến. Trong bài học trước chúng ta đã được học và tìm hiểu về văn học dân gian Việt Nam. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức và vận dụng chúng trong những tác phẩm cụ thể.

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM NGỮ VĂN 10 TẬP 1

I. Nội dung ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 1 tập 1

Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

  • Văn học dân gian được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng
  • Văn học dân gian có tính tập thể
  • Văn học dân gian có tính thực hành

2. Câu 2 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Văn học dân gian có những thể loại: Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo.

Thể loại

Đặc điểm

Thần thoại

Là những tác phẩm kể về các vị thần nhằm giải thích tự nhiên. Phản ánh nhận thức, quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và quá trình sáng tạo văn hóa của con người. Thần thoại là loại truyện ra đời sớm nhất.

Sử thi

Còn gọi là anh hùng ca – là những bài ca lịch sử, bài ca ca ngợi các anh hùng, nó gắn liền với những biến cố, sự kiện đặc biệt của lịch sử dân tộc trong một thời kì nhất định.

Truyền thuyết

Là tác phẩm kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa, thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh của nhân dân đối với người có công với dân tộc, cộng đồng dân cư.

Truyện cổ tích

Là tác mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về những số phận con người bình dân trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và sự lạc quan của nhân dân.

Truyện ngụ ngôn

Là tác phẩm ngắn, kết câu chặt chẽ, sử dụng hình ảnh ẩn dụ để kể về những sự việc liên quan về cuộc sống con người, từ đó nêu lên triết lí nhân sinh, bài học kinh nghiệm.

Truyện cười

Là tác phẩm ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười giúp giải trí và phê phán.

Tục ngữ

Câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, nhịp điệu, đúc kết những kinh nghiệm sống.

Câu đố

Bài văn hoặc câu nói có vần, mô tả sự vật bằng ẩn dụ những hình ảnh, hiện tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy.

Ca dao

Tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường được kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, diễn tả thế giới nội tâm của con người.

Tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, nói về các sự việc, sự kiện của làng, của nước mang tính thời sự qua lối kể mộc mạc.

Truyện thơ

Là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, phản ảnh số phận và khát vọng của con người về hạnh phúc và sự công bằng.

Chèo

Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức, phê phán thói hư tật xấu của xã hội.

Xem thêm:  Hãy bàn luận ý kiến sau đây: “Học trò phải kính yêu và biết ơn thầy, cô giáo"

Bảng tổng hợp

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ

Tục ngữ, Câu đố

Ca dao, Vè

ChèoTuồng dân gian

3. Câu 3 trang 10 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Bảng tổng hợp

Thể loại

Mục đích sáng tác

Hình thức lưu truyền

Nội dung phản ánh

Kiểu nhân vật

Đặc điểm nghệ thuật

Sử thi (anh hùng)

Nhằm ghi lại cuộc sống v khát khao phát triển cộng đồng của người dân tộc(cụ thể Tây Nguyên xưa)

Hát – kể

Xã hội Tây Nguyên thời cổ đại đang ở giai đoạn tiền giai cấp, tiền dân tộc

Người anh hùng sử thi có tầm vóc, sức mạnh và sự tài trí.

Sử dụng nhiểu biện pháp nghệ thuật như:  so sánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng, hào hùng

Truyền thuyết

Nhằm đưa ra thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử

Kể – diễn xướng (lễ hội)

Kể về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử có thật được tái hiện qua một cốt truyện hư cấu

Nhân vật lịch sử được truyền thuyết hóa.

Từ những nhân vật, diễn biến lịch sử có thật sử dụng biện pháp nghệ thuật hư cấu thành câu chuyện mang những yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện cái nhìn, thái độ của nhân dân.

Truyện cổ tích

Nhằm thể hiện ước mơ của ông cha ta trong xã hội có giai cấp

Kể

Xung đột xã hội, cuộc đấu tranh giữa thiện – ác, tốt – xấu

Người con riêng, người con út, người nghèo, mụ dì ghẻ, phú ông, …

Truyện hoàn toàn hư cấu, không có thật. Kết cấu theo đường thẳng, nhân vật chính trải qua ba chặng trong cuộc đời

Truyện cười

Mua vui giải trí; châm biếm, phê phán xã hội (giáo dục trong nội bộ nhân dân và lên án, tố cáo giai cấp thống trị)

Kể

Những điều trái tự nhiên, những thói hư tật xấu đáng cười trong xã hội

Nhân vật là những người có thói hư tật xấu, những hủ tục… trong cuộc sống.

Truyện ngắn gọn, tạo tình huống bất ngờ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc đột ngột để gây cười

4. Câu 4 trang 100 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Ca dao than thân thường là lời của những người phụ nữ trong xã hội xưa, chịu nhiều đau khổ, áp bức. Vì những người phụ nữ không có tiếng nói trong xã hội, thân phận của họ bị phụ thuộc vào những tầng lớp xã hội khác, cuộc sống của họ bị chi phối, không thể tự định đoạt cuộc sống của chính mình. Thân phận của những con người ấy hiện lên vô cùng đáng thương, luôn luôn cảm thấy bất an giữa cuộc đời. Để nói về thân phận của họ, thường dùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ.

  • Ca dao yêu thương tình nghĩa đề cập đến tình yêu, sự thủy chung son sắt, nỗi nhớ mong … của người lao động. Họ thường hay nhắc đến những hình ảnh như tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền, bến nước, gừng cay – muối mặn…để thể hiện tình cảm của mình vì đó là những hình ảnh quen thuộc, gắn liền với người lao động, mang một ý nghĩa tượng trưng
Xem thêm:  Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

b) Những biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong ca dao là:

  • Phép lặp đầu câu như: Thân em, Cô kia, em là,…
  • Sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng như: tấm khăn, ngọn đèn, cái cầu, con thuyền, bến nước, gừng cay – muối mặn…
  • Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, ẩn dụ, cách nói cường điệu, nói quá,..
  • Thể thơ thường thấy là nhưng thể thơ quen thuộc như lục bát
  • Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc…

II. Bài tập vận dụng ôn tập văn học dân gian Việt Nam Ngữ văn 10 tập 1

1. Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Những nét nổi bật trong nghệ thuật miêu tả nhân vật anh hùng của sử thi là: Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật phóng đại, biện pháp nghệ thuật trùng điệp.

Nhờ những thủ pháp đặc trưng đó, vẻ đẹp của người anh hùng sử thi đã được lí tưởng hóa làm cho người anh hùng mang một một tầm vóc kỳ vĩ, lớn lao trong một khung cảnh hoàng tráng.

2. Câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Lập bảng tổng hợp

Cái lõi sự thật lịch sử

Bi kịch được hư cấu

Những chi tiết hoang đường, kì ảo

Kết cục của bi kịch

Bài học rút ra

Cuộc xung đột An Dương Vương – Triệu Đà thời Âu Lạc

Bi kịch tình yêu mà cụ thể là giữa Mị Châu và Trọng Thủy (lồng vào bi kịch gia đình, quốc gia)

Thần Kim Quy; lẫy nỏ thần, ngọc trai – giếng nước; Rùa Vàng rẽ nước dẫn An Dương Vương xuống biển

Mất tất cả

-Tình yêu

-Gia đình

-Đất nước

Cảnh giác giữ nước, không chủ quan như An Dương Vương, không nhẹ dạ, cả tin như Mị Châu

 

3. Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Trong giai đoạn đầu của truyện Tấm Cám, Tấm hiện lên là một cô gái hiền lành, thụ động: Khi mất giỏ cá, khi bị mất cá bống, nhặt thóc,… Tấm ngoài biết khóc ra thì không hề có một sự phán kháng nào dù chỉ trong suy nghĩ, lúc này Tấm chỉ trông đợi vào sự giúp đỡ từ Bụt

Trong giai đoạn tiếp theo, Tâm kiên quyết giành lại những gì thuộc về mình. Nó thể hiện ở những chi tiết như chim vàng anh biết nói, cây thị, chiếc khung cửi đều lên tiếng khi nhìn thấy những hành động của Cám. Cuối cùng, Tấm đã buộc mẹ con Cám phải chịu những hình phạt do chính mình gây ra. Ở giai đoạn này, tuy Tấm nhiều lần hóa thân nhưng nhân vật Bụt đã không còn xuất hiện. Thay vào đó, Tấm đã chủ động hơn trong những hành động của mình.

Có sự chuyển biến tính cách ở Cám là do ban đầu Cám chỉ là một cô gái yêu đuối, chưa ý thức được thân phận của mình, do đó cô luôn trông ngóng vào sự giúp đỡ từ những nhân vật bên ngoài. Ở giai đoạn sau, mâu thuẫn bắt đầu quyết liệt đẩy Tấm vào thế phải đấu tranh để giành lại cuộc sống và hạnh phúc của mình. Sự phát triển tính cách của nhân vật Tấm cũng cho thấy sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch. Nó là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác trong cuộc sống.

4. Câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Tên truyện

Đối tượng cười (Cười ai?)

Nội dung cười (Cười cái gì?)

Tình huống gây cười

Cao trào để tiếng cười “òa” ra

Tam đại con gà

Anh học trò “dốt hay nói chữ”

Sự giấu dốt của con người

Luống cuống khi không biết chữ kê

Khi anh học trò nói câu: “Dủ dỉ là chị con công,…”

Nhưng nó phải bằng hai mày

Thầy lí, Cải (và Ngô)

Tấn bi hài kịch của việc hối lộ và ăn hối lộ

Đã đút lót tiền hối lộ mà vẫn bị đánh (Cải)

Khi thầy lí nói: “(…) nhưng nó ại phải … bằng hai mày!”

Xem thêm:  Tiền - không là tất cả. Anh (chị) nghĩ gì về ý kiến này

5. Câu 5 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

a) Mở đầu bằng “Thân em..”

“Thân em như giếng giữa đàng

Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”

“Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.”

 “Thân em như rau muống dưới hồ
Nay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?”

Mở đầu bằng “Chiều chiều…”

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”.

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều
Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.”

“Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần”

“Chiều chiều ra đứng cổng làng
Nghe trống bãi tràng em chạy đón anh.”

b) Thống kê những hình ảnh ẩn dụ, so sánh trong bài ca dao trên là: giếng giữa đàng, củ ấy gai, rau muống, …

Người dân bình thường lấy các hình ảnh đó từ chính cuộc sống lao động của mình, trong thiên nhiên,.. Qua những hình ảnh gần gũi đó làm cho người đọc dễ cảm nhận, gần gũi với cuộc sống lao động hàng ngày, đem đến hiệu quả nghệ thuật cao đối với người thưởng thức.

c) Tìm thêm một số câu ca dao

Nói về chiếc khăn, chiếc áo

“Ước gì anh hoá ra hoa 
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn.”

“Áo xông hương của chàng vắt mắc 
Đêm em nằm em đắp lấy hơi 
Gửi khăn, gửi túi, gửi nhời 
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa 
Vì mây cho núi lên xa 
Mây cao mù mịt, núi nhoà xanh xanh. “

Nỗi nhớ của những đôi đang yêu

 “Mình về mình nhớ ta chăng?

    Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

   “Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

    Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.”

Biểu tượng cây đa, bến nước, con thuyền

 “Cây đa cũ, bến đò xưa

    Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.”

d) Ca dao hài hước mang lại tiếng cười giải trí, mua vui cho con người trong cuộc sống:

Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần,

Chào mào thì đánh trống quân

Chim chích cởi trần,vác mõ đi rao.

 Hay:

 “Bà Bảy đã tám mươi tư

Ngồi trông cửa sổ gửi thư kén chồng.”

“Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói gieo quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi, nhưng răng chẳng còn”

6. Câu 6 trang 101 SGK Ngữ văn 10 tập 1

Một vài bài thơ của các nhà thơ trung đại và hiện đại có sử dụng chất liệu văn học dân gian Việt Nam như bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, …

Nguồn Internet

Check Also

hinh anh nu sinh hoc sinh dep 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *