Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta sẽ được làm quen với thể loại văn biểu cảm bằng việc tìm hiểu một số tác phẩm như: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của những con búp bê… Tìm hiểu về thể văn biểu cảm sẽ giúp chúng ta làm những bài văn có dạng bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Trong bài Ôn tập về văn biểu cảm lớp 7, chúng ta sẽ ôn lại lý thuyết làm văn biểu cảm, phân biệt văn tự sự, miêu tả với văn biểu cảm, biết cách lập ý, lập dàn bài cho bài văn biểu cảm, ngôn ngữ văn biểu cảm giàu cảm xúc như ngôn ngữ thơ. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài về Ôn tập văn biểu cảm lớp 7.
SOẠN BÀI ÔN TẬP VỀ VĂN BIỂU CẢM LỚP 7
Câu 1 trang 168 SGK văn 7 tập 1:
Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm:
- Văn miêu tả: tái hiện lại sự vật, cảnh vật, con người cho người đọc dễ hình dung
- Văn biểu cảm: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết
Câu 2 trang 168 SGK văn 7 tập 1:
Sự khác nhau giữa văn biểu cảm và văn tự sự:
- Văn tự sự: kể lại một chuỗi các sự việc, sự kiện
- Văn biểu cảm: nói lên cảm xúc về sự vật, sự việc
Câu 3 trang 168 SGK văn 7 tập 1:
- Tự sự và miêu tả đóng vai trò làm nền để tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc
- Thiếu tình cảm, cảm xúc thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể
Câu 4 trang 168 SGK văn 7 tập 1:
Cảm nghĩ về mùa xuân:
MB: Giới thiệu mùa xuân: là mùa đầu tiên của đất trời
TB: Nêu cảm xúc của em về không khí và cảnh vật mùa xuân:
- Bồi hồi, náo nức khi thấy không khí xuân đang bao trùm khắp muôn nơi
- Bâng khuâng, xao xuyến khi thấy những nụ đào, nụ mai hé nở, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc
- Háo hức khi được đi chợ tết, đi thăm họ hàng vào dịp năm mới
- Tâm hồn tràn trề sức sống trước mùa xuân của đất trời
KB: Khẳng định lại vấn đề: Mùa xuân đã đem đến cho đất trời và con người một niềm vui mới, sức sống mới
Câu 5 trang 168 SGK văn 7 tập 1:
- Bài văn biểu cảm thường dùng các biện pháp: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ…
- Ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ vì có tính trữ tình và cùng chung mục đích để bộc lộ cảm xúc
Nguồn Internet