Truyện cười còn được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước… là những câu chuyện mà chúng ta không còn xa lạ gì nữa vì nó xuất hiện gần như xung quanh ta và tưởng chỉ là những cái cười giải trí những đằng sau tiếng cười ấy là biết bao nhiều những lớp ý nghĩa đằm sâu khiến cho người nghe người thì ngậm ngùi, người thì hả dạ, người thì học được ở đó những bài học đắt giá. Sau đây chúng ta sẽ đến với một truyện cười trong chương trình ngữ văn lớp 10. Dưới đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày đầy đủ hay nhất lớp 10 tại Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài này. Chúc các bạn thành công ở bài này.
Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày lớp 10
I. Tìm hiểu chung về truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
1) Tìm hiểu chung về truyện cười dân gian
- Truyện cười là một lĩnh vực truyện kể dân gian dùng tiếng cười để phản ánh những thói hư tật xấu trong xã hội bằng những nghịch lí
- Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười.
2) Tìm hiểu chung về truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày
- Chủ đề: Truyện vạch trần bản chất tham nhũng của quan lại địa phương và tình cảnh bi hài của người lao động khi lâm vào cảnh kiện tụng.
II. Hướng dẫn Soạn bài Nhưng nó phải bằng hai mày lớp 10
Câu 1 trang 80 SGK văn 10 tập 1
Phân tích tính kịch trong đoạn “Cải vội xòe năm ngón tay … bằng hai mày’’.
a) Mối quan hệ giữa thầy lí và Cải: thầy lí (người nhận hối lộ) và Cải (người đưa hối lộ nhưng bị thầy xử đánh).
b) Sự kết hợp giữa lời nói và hành động của hai nhân vật trên:
- Khi bị thầy lí xử phạt một chục roi, Cải đã nhắc nhở thầy lí bằng việc “vội xòe năm ngón tay’’ nhắc thầy mình đã lót năm đồng và “ngước mắt lên nhìn thầy’’ chờ đợi. Cải tin chắc rằng minh đã đưa thầy năm đồng thì tất nhiên mình sẽ được kiện. Thế nhưng, sự việc đã không theo ý của cải. Hành động xử kiện của thầy lí thật bất ngờ, thầy vẫn phạt Cải một chục roi mặc dù Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về phần con mà’’, thầy lí đã giải thích lại bằng “xòe năm ngón tay trái úp lên năm ngón tay mặt’’ (ý nói Ngô đã đút cho thầy mười đồng). Cuối cùng, Cải rơi vào cảnh bi hài, vừa bị mất tiền vừa bị đánh.
Câu 2 trang 80 SGK văn 10 tập 1
Nghệ thuật gây cười qua câu nói của thầy lí ở cuối truyện:
- Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!” là có ý nhắc thầy lí về việc mình đã lót cho thầy năm đồng, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy lại bảo rằng “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”.
- => Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền. Bởi thế năm đồng là “lẽ phải’’ thì mười đồng là “lẽ phải gấp đôi”.
Câu 3 trang 80 SGK văn 10 tập 1
Đánh giá Ngô và Cải:
- Đều không phải là những con người thẳng thắn: Vì muốn được thắng kiện, cả Ngô và Cải đều đút lót cho thầy lí.
- Họ không tin tưởng vào pháp luật hay quan lại, vào công lí mà tin vào đồng tiền bỏ ra để mua lẽ phải => nạn nhân của sự nhũng nhiễu ở bọn quan tham.
III. Luyện tập về bài Nhưng nó phải bằng hai mày lớp 10
Câu hỏi trang 80 SGK văn 10 tập 1
Phân tích hai truyện cười đã học để làm rõ các đặc trưng thể loại truyện cười:
Tam đại con gà:
- Giờ dạy học, thầy gặp chữ kê là gà nhưng thầy không nhận ra vì nó có nhiều nét rắc rối. Học trò lại hỏi gấp, thầy cuống lên đành nói liều: Dủ dỉ là con dù dì.
- Sợ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bào học trò đọc khẽ.
- Thầy khấn hỏi Thổ Công của gia chủ để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không.
- => Hành động và lời nói của nhân vật được nhà văn sắp xếp theo trật tự tăng tiến. Mức độ phi lí và sự nực cười của lời nói và hành động ngày càng được đẩy lên cao. Truyện phê phán những kẻ giấu dốt.
Nhưng nó phải bằng hai mày:
- Cải và Ngô đều đưa đút lót trước cho thày lí mà không rõ hành động của người kia để được xử thắng kiện
- Thầy lí thì tham lam nên nhận tiền của cả hai người.
- Khi Cải khăng khăng “xin xét lại, lẽ phải về con mà!” là có ý nhắc thầy lí về việc mình đã lót cho thầy năm đồng, thầy lí đã không hề phủ nhận điều đó nhưng thầy lại bảo rằng “Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải…. bằng hai mày!”.
- => Đối với thầy lí, lẽ phải được đo bằng tiền.
Từ đó rút ra những đặc trưng của thể loại truyện cười:
- Sử dụng những mâu thuẫn trái quy luật tự nhiên để gây tiếng cười, làm bật lên những thói hư tật xấu của xã hội.
- Dung lượng ngắn, kết cấu lôgíc chặt chẽ và kết thúc bằng những sự việc hoặc liên tưởng bất ngờ.
Nguồn Internet