Soạn bài Người trong bao đầy đủ hay nhất

Mỗi nền văn học có những tên tuổi làm nên giá trị của văn học mình. Và có lẽ với nước Nga, thì Sê-khốp đã trở thành một của tin với rất nhiều người dân Nga nói chung. Sê-khốp thường hay viết về những vấn đề nhỏ nhặt, xoàng xĩnh nhưng lại chứa đựng nhân văn, nhân sinh sâu  sắc và lớn lao. Một  trong những tác phẩm để lại tiếng vang nhất của Sê-khốp đó là truyện Người trong bao. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Người trong bao lớp 11 nhé. Mong rằng từ bài soạn này các bạn sẽ hiểu hơn về Sê-khốp và đặc biệt là con người Ngan đã phải chịu đựng những gì dưới chế độ Nga hoàng hà khắc, cổ hủ nhé. cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã theo dõi và tham khảo bài soạn tại Tapchivanhoc.com, hi vọng các bạn sẽ có tiến bộ hơn nữa trong học tập.

SOẠN BÀI NGƯỜI TRONG BAO LỚP 11

I, Tìm hiểu chung bài Người trong bao

1.Tác giả

Sê-khốp được mệnh danh là con linh điểu của buổi tịch dương trên đồng cỏ nước Nga xưa.

2.Tác phẩm

Truyện ngắn Người trong bao(1898) được viết trong bối cảnh xã hội Nga đang chịu đựng bầu không khí chuyên chế nặng nề, bảo thủ sản sinh ra những kiểu người quái dị.

II, Đọc hiểu bài Người trong bao

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả:

* Chân dung:

  • Bộ mặt: giấu trong cổ áo bành tô bẻ cao, mắt đeo kính râm.
  • Trang phục: luôn mặc áo màu đen, đi giầy cao su, mặc áo bông chần, đeo kính râm.
  • Đồ dùng: cái ô, đồng hồ quả quýt, chiếc dao nhỏ để gọt bút chì… đều được để trong bao.
Xem thêm:  Xao xuyến trước những stt hạnh phúc thăng hoa nhất

=> Chân dung kì quái, lập dị, được che chắn, bao bọc trong hình thức một cái bao, không dám đối mặt với thực tế, “trốn tránh cuộc sống thực”, luôn trong tình trạng sợ hãi.

* Tính cách Bê-li-cốp:

  • Nhút nhát, ngại giao tiếp “thu mình vào trong vỏ, tạo cho mình một thứ bao có thể ngăn mình khỏi những ảnh hưởng từ bên ngoài”.
  • Ý nghĩ cũng giấu vào trong bao, không bao giờ dám có ý kiến về một vấn đề nào.
  • Trốn tránh hiện tại, ca ngợi quá khứ – ngợi ca tiếng Hi Lạp cổ.
  • Bảo thủ, giáo điều, sùng bái cấp trên và những chỉ thị thông tư một cách máy móc, rập khuôn.
  • Luôn cô độc, lo lắng sợ hãi.

→ Là một người cô độc, sợ hãi, soosg nhạt nhẽo, tù túng. Chết ngay cả khi đang sống.

Lối sống của Bê-li-cốp dã ảnh hưởng đến tinh thần và hoạt động của mọi người: mọi người đều sợ hắn, cả thầy hiệu trưởng cũng sợ…, cả thành phố sợ hắn.

=> Bê-li-cốp đại diện một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX dưới chế độ Nga hoàng chuyên chế hà khắc.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Bê-li-cốp chết vì:

* Nguyên nhân trực tiếp:

Vì va chạm với Cô – va – len – cô, Bê-li-cốp bị ngã cầu thang.

Vì bị sốc trước thái độ của Va-ren-ca.

* Nguyên nhân sâu xa: lo sợ việc mình bị ngã ở nhà Va-ren-ca sẽ đến tai ngài hiệu trưởng, ngài thanh tra.

Xem thêm:  Soạn bài Thương Vợ của Tú Xương

→ Bê-li-cốp đã tìm được chiếc bao mà mình muốn, cả đời không ai có thể kéo hắn ra khỏi vỏ bọc của mình nữa: chiếc quan tài.

* Tình cảm và thái độ của mọi người đối với Bê-li-cốp:

Khi Bê-li-cốp còn sống: mọi người đều sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh.

Khi Bê-li-cốp chết:

  • Mọi người thờ ơ, nhẹ nhõm, thoải mái.
  • Một tuần sau, mọi chuyện lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị. Bởi dù chết nhưng còn bao nhiêu là người trong bao, thậm chí trong tương lai sẽ còn bao kẻ như thế nữa.

=> Ảnh hưởng của mọi người đối với Bê-li-cốp thật dai dẳng. Cái chết của Bê-li-cốp như một sự tất yếu, phản ánh việc đã đến lúc phải thay đổi cuộc sống công thức, rập khuôn, máy móc.

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

* Ý nghĩa tư tưởng – nghệ thuật của biểu tượng “cái bao”:

Nghĩa gốc: Là dụng cụ đựng đồ vật.

Nghĩa biểu tượng: chỉ cuộc sống gò bó, thu hẹp của một kiểu người trong xã hội Nga nửa cuối thế kỉ XIX.

Qua hình tương Bê-li-cốp, nhà văn đã phản ánh phần nào hiện thực xã hội Nga đưng thời đã sản sinh ra những kiểu người quái dị: người trong bao, luôn sợ hãi, cô độc, và tự cầm tù chính mình, chết ngay cả khi đang sống.

Câu 4 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

  • Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình   
  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng điển hình: “cái bao”.
  • Nghệ thuật chọn ngôi kể và giọng kể:
  • Nghệ thuật tương phản: xây dựng nhân vật Bê-li-cốp tương phản với chị em Va-ren-ca và mọi người xung quanh.
Xem thêm:  Thảo luận về ý kiến “Người có tính tự chủ là người luôn hành động theo ý mình…”

Câu 5 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn Người trong bao

  • Tác phẩm phản ánh sự bế tắc, trì trệ của xã hội Nga những năm cuối thế kỉ XIX đã sinh ra kiểu người luôn thu mình trong bao.
  • Là tiếng nói đòi sự thay đổi của xã hội.
  • Cần loại bỏ lối sống thu mình, ích kỉ, cá nhân, cần sống chan hòa với mọi người xung quanh.

III, Luyện tập bài Người trong bao

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Không nên thay nhan đề Người trong bao bằng các nhan đề khác bởi nhan đề Người trong bao là một nhan đề giàu hình ảnh, vừa mang tính khái quát lại gây ấn tượng sâu sắc. Vì đó là hình tượng trung tâm, xuyên suốt toàn bài.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2)

Một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có nội dung gần với lối sống và kiểu người trong bao:

Co vòi rụt cổ.

Rùa rụt cổ..

Nguồn Internet

Check Also

52043129 09 1024x682 1 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *