Trong văn học nói chung và các thể loại văn học nói riếng thì tự sự vẫn là một trong những thể loại quna trọng, tốn nhiều giấy mực của những người nghệ sĩ tài ba. Những tác phẩm tự sự xây dựng hầu như dựa trên những điều có trong đời sống, được tái hiện qua lăng kính chủ quan của các tác giả Trong văn tự sự nếu chỉ đơn giản là kể và tường thuật sự việc thì sẽ khiến cho văn bản kém sinh động và mất đi sự hấp dẫn dù nội dung tư tưởng có hay đi chăng nữa. Vì vậy, các nhà văn thường thêm các yếu tố như miêu tả biểu cảm vào trong tác phẩm tự sự của mình để tạo sự hấp dẫn và tăng khả năng biểu đạt nội dung đến với bạn đọc. Trong chương trình ngữ văn lớp 10 các bạn học sinh sẽ được tìm hiểu và học kĩ về cách đưa miêu tả và biểu cảm vào trong văn bản tự sự. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự lớp 10 hay nhất do Tapchivanhoc.com biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé
SOẠN BÀI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ LỚP 10
I.Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Câu 1 trang 73 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
- Miêu tả là dùng ngôn ngữ hay một phương tiện nghệ thuật khác để biểu đạt cho người nghe, người đọc, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.
- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.
Câu 2 trang 73 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản thông thường khác miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ở số lượng câu chữ và mục đích sử dụng
- Yếu tố miêu tả và biểu trong văn miêu tả và trong văn tự sự tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người…được đề cập trở nên sinh động hấp dẫn hơn.
- Nhưng miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự chỉ là một phương tiện nhằm mục đích tăng sự linh hoạt và hấp dẫn lôi cuốn trong quá trình kể
Câu 3 trang 73 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Muốn đánh giá chính xác sự hiệu quả mà miêu tả và biểu cảm mang lại trong một văn bản tự sự thì phải dựa vào mục đích sử dụng, mức độ biểu đạt và sự truyền cảm
Câu 4 trang 73 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Đọc đoạn trích Những Vì Sao của A đô-rê
- Những Vì Sao là một văn bản tự sự vì nó có các yếu tô như cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật và tình huống
- Đoạn trích sử dụng miêu tả để làm phương tiện trong quá trình kể chuyện. Các yếu tố miêu tả ở phần đầu của văn bản để khắc họa cảnh đêm và ở phần cuối tả bầu trời ngàn sao
- Đoạn trích sử dụng biểu cảm làm phương tiện trong quá trình kể chuyện. Các yếu tố biểu cảm để diễn tả những cảm xúc tinh tế của nhân vật “tôi” khi “đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng”.
Trong đoạn trích, yếu tố miêu tả và biểu cảm đã đóng góp phần rất quan trọng và tích cực để tạo nên một văn bản tự sự, những yếu tố ấy giúp cho người đọc dễ dàng hình dung về cảnh cũng như nhân vật. Bên cạnh đó còn phác họa những cảm xúc tinh tế của nhân vật
II Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự
Câu 1 trang 74 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
- Liên tưởng: Từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan.
- Quan sát: Xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng.
- Tưởng tượng: Tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trước mắt, hoặc chưa hề gặp.
Câu 2 trang 74 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Để thực hiện miêu tả cho hay thù chúng ta không chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà còn phải phát huy tích cực khả năng tưởng tượng và liên tưởng
Câu 3 trang 74 sgk ngữ văn lớp 10 tập `1
Có thể dễ dàng nhìn ra tình cảm cảm xúc của nhân vật tôi trong đoạn trích Những Vì Sao. Từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng cùng vẻ đẹp hồn nhiên ngay thơ của cô gái đã làm rung động trái tim giàu cảm xúc của chàng trai
Vì thế, mục (d) không đúng
III Luyện tập miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Câu 1 trang 75 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
a,Đoạn văn kể về cuộc chiến đấu giữa Đăm Săn và Mtao Mxay trong sử thi Đăm Săn là một đoạn văn có sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho diễn biến của cuộc chiến diễn ra một cách cụ thể sinh động hơn
Các yếu tối miêu tả và biểu cảm đã làm cho cuộc chiến đấu trở nên mạnh mẽ, và dữ dội qua từng câu chữ. Vì có những yếu tố đó mà hình ảnh người anh hùng Đăm Săm hiện lên với vẻ đẹp cường tráng mạnh mẽ như vị thần.
b, Trong đoạn trích từ Lẵng Quả Thông, người kể đã tưởng thuật lại bằng cách quan sát tưởng tượng và suy ngẫm. Điều đó giúp người đọc hình dung rõ nét hơn và cảm nhận rõ ràng vẻ đẹp của mùa thu, nhà văn không miêu tả trực tiếp mà miêu tả qua tưởng tượng và suy ngẫm. Những câu văn ấy cũng nhấn mạnh vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu mang đến những cảm nhận đầy thú vị và mới mẻ
Câu 2 trang 75 sgk ngữ văn lớp 10 tập 1
Dàn bài gợi ý kể về một chuyến thăm quê
1,Mở bài:
- Giới thiệu quê em
- Lí do được về thăm quê
2.Thân bài
- Quê em có cảnh đẹp gì? ( Cảnh làng mạc, cánh đồng,….)
- Người thân của em có những ai? ( ông bà, bác,..)
- Kể về những nơi em đi chơi trong thời gian về quê? ( chợ quê, nhà hàng xóm,…)
3,Kết bài: Trở về cuộc sống bình thường
Cảm xúc của em sau chuyến thăm quê
Nguồn Internet