Tuy đã ra đi gần nửa thế kỉ nhưng những điều mà Lưu Quang Vũ để lại cho cuộc đời cứ mãi xanh tươi. Những tác phẩm nghệ thuật mà ông để lại còn được lưu truyền bây giờ và mãi về sau, là một phần vô cùng giá trị trong kho tàng văn hóa dân tộc mà phải kể đến nhiều nhất đó là những vở kịch gây những tiếng vang lớn thời kì đó, đặt ra những vấn đề vĩnh cửa của nhân loại mà đời nay còn mãi nhắc đến. Một trong số những vở kịch rất nổi tiếng của ông đó là “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”- một vở kịch vô cùng kinh điển. Sau đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt đầy đủ hay nhất lớp 12 tại trang Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về văn bản này.
Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt lớp 12
I. Tìm hiểu chung về bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
1. Tác giả
- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
- Thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật của anh đã sớm bộc lộ từ nhỏ và vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong các sáng tác của ông sau này.
- Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam. Tác phẩm ông nổi bật lên từ những năm sau chiến tranh, đặc biệt là những năm 80.
- Giữa lúc tài năng đang vào độ chín, Lưu Quang Vũ qua đời trong một tai nạn ô tô trên quốc lộ số 5 tại Hải Dương, cùng với người bạn đời là nhà thơ Xuân Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ.
2. Tác phẩm
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một câu truyện dân gian Việt Nam kể về chuyện một người đánh cờ rất giỏi tên là Trương Ba, phải chết sớm, thương tình ông có tài, Đế Thích là một tiên cờ và cũng là người thường xuyên đánh cờ với Trương Ba đã cho ông sống lại trong thân xác của một người hàng thịt.
- Sự tích này là nguồn cảm hứng để Lưu Quang Vũ dựng nên vở kịch nổi tiếng cùng tên. Tuy nhiên ông đã viết thêm cái kết cho vở kịch của mình, một bi kịch. Vở kịch của ông mang đến một thông điệp: “Mọi thứ nên tuân theo quy luật của tự nhiên, mọi sự kháng cự với quy luật đều trở nên kệch cỡm”.
II. Hướng dẫn Soạn bài Hồn Trương Ba da hàng thịt lớp 12
Câu 1 trang 153 SGK văn 12 tập 2
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
- Xác hàng thịt: ẩn dụ cho phần thể xác của con người.
- Hồn Trương Ba: ẩn dụ cho phần linh hồn của con người.
- Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa nhưng chỉ đành lực bất tòng tâm
=> Trong một con người, hồn và xác không thể tách rời, vì vậy việc hồn Trương Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết.
Câu 2 trang 153 SGK văn 12 tập 2
- Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn: hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và cái xác hàng thịt đó đã dần dần làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba tha hóa đến không ai nhận ra.
- Khi nhận ra sự tha hóa của bản thân, hồn Trương Ba nhận thấy không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác để tự đánh mất mình vì những ham muốn dung tục, tầm thường
=> Thái độ của hồn Trương Ba rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt, không khuất phục thể xác.
Câu 3 trang 154 SGK văn 12 tập 2
Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống:
- Đế Thích quan niệm về sự sống: sống đơn giản chỉ là còn tồn tại, trái ngược với chết.
- Trương Ba quan niệm: sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa
Câu 4 trang 154 SGK văn 12 tập 2
- Khi Trương Ba nhất quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích dị cho hồn Trương Ba nhập vào cu Tị, Trương Ba đã từ chối. Vì:
- Hồn Trương Ba nhận ra cái nghịch lí nếu sống nhờ vào thân xác của người khác, thấu hiểu nỗi đau hồn xác bất nhất, bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
=> Thể hiện một cách quyết đoán, mạnh mẽ một sự tự trọng đáng khâm phục và bên cạnh đó là một tấm lòng nhân hậu giàu tình yêu thương của hồn Trương Ba.
Câu 5 trang 154 SGK văn 12 tập 2
Cảm nghĩ sau khi đọc đoạn trích:
- Kết thúc vở kịch, nhân vật hồn Trường Ba chấp nhận cái chết, dù là cái chết oan ức. Nhưng cái chết ấy đã làm bừng sáng lên nhân cách đầy tự trọng, đầy yêu thương của một con người. Để đi đến được quyết định ấy là cả một quá trình đấu tranh, dằn vặt nội tâm của một con người khao khát sống và ham sống đến tột cùng nhưng ngược lại cũng không chấp nhận đời sống dựa, sống giả dối giữa cuộc đời. Kết thúc này không chỉ thể hiện một quy luật triết học vốn tồn tại tất yếu trong đời sống, nó còn là một khúc tráng ca về lòng dũng cảm của con người.
III. Luyện tập về bài Hồn Trương Ba da hàng thịt
Câu hỏi trang 154 SGK văn 12 tập 2
- Nếu nhập vào xác cu Tị: Trương Ba có những suy nghĩ chín chắn, kì lại, già dặn trong hình hài một chú bé con.
- Nhưng mặt khác, ông không thể làm được những việc mà ông muốn làm (liên quan đến thể lực và vị thế xã hội)
Nguồn Internet