Soạn bài Hai đứa trẻ lớp 11 hay đầy đủ nhất

Hai đứa trẻ là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Ông luôn quan niệm: “Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, tiềm tàng ở mọi vật bình thường”. Bằng con mắt quan sát tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của mình, Thạch Lam đã vẽ lên bức tranh phố huyện với khung cảnh nên thơ lúc chiều tà nhưng những con người lại mòn mỏi trong kiếp sống tẻ nhạt, tù túng. Tác phẩm được lấy cảm hứng từ những kí ức tuổi thơ của Thạch Lam khi gia đình tác giả chuyển về phố huyện Cẩm Giàng, nhà văn cùng chị gái của mình phụ mẹ trông cửa hàng tạp hóa. Truyện ngắn vì thế vừa giàu giá trị hiện thực, vừa mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Hai đứa trẻ.

SOẠN BÀI HAI ĐỨA TRẺ

I- Tìm hiểu chung về truyện ngắn Hai đứa trẻ

1. Tác giả

  • Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, là một nhà văn thuộc nhóm Tự lực văn đoàn
  • Ông là người sống nội tâm, tinh tế, điềm đạm, không thích ồn ào, ưa suy tư và chiêm nghiệm nên thế giới nhân vật là những người có đời sống tinh thần phong phú
  • Cuộc đời Thạch Lam là hành trình đi tìm kiếm cái đẹp ngay trên xứ sở mình, trong tâm hồn con người
  • Sở trường của ông là truyện ngắn. Ông thường viết về những con người nghèo khổ, bất hạnh, phải sống cuộc đời vô danh, vô nghĩa, chôn vùi tàn lụi ở một vùng ngoại ô tăm tối nào đó
  • Trang văn của Thạch Lam luôn thấm đẫm tình người, giọng văn bình dị, tinh tế nhưng đượm buồn

2. Tác phẩm

“Hai đứa trẻ” in trong tập “Nắng trong vườn”, tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn Thạch Lam

Xem thêm:  Lời khuyên bất hủ

3. Bố cục

  • Phần 1: Từ đầu… nhỏ dần về phía làng: Phố huyện lúc chiều tà
  • Phần 2: Tiếp theo… hàng ngày của họ: Phố huyện khi đêm xuống
  • Phần 3: Còn lại: Cảnh đợi tàu

II- Soạn bài Hai đứa trẻ

Câu 1 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Thời gian và không gian trong truyện:

  • Thời gian: lúc chiều tàn, khi kết thúc một ngày và mở ra đêm tối. Đây là khoảng thời gian gợi cho con người nhiều tâm trạng
  • Không gian: yên tĩnh đang chuyển dần vào đêm: màu đỏ rực như lửa cháy, cửa hàng hơi tối hợp với âm thanh của chiều tà, văng vẳng tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve, tiếng chõng nan lún xuống kêu cót két.

=> Gợi sự tàn lụi, buồn tẻ của cuộc sống

Câu 2 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện:

  • Mấy người bán hàng về muộn
  • Những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại tìm tòi sau phiên chợ tàn
  • Cuộc sống ngắc ngoải của bà cụ Thi hơi điên
  • Cuộc sống nghèo khổ, tù túng của mẹ con chị Tí với chõng hàng nước ế ẩm
  • Chị em Liên- cảnh nhà sa sút, đang tuổi ăn tuổi chơi nhưng phải phụ giúp mưu sinh
  • Sự ế ẩm của gánh phở bác Siêu và vợ chồng bác xẩm

=> Con người đủ mọi lứa tuổi đang gánh trên vai gánh nặng mưu sinh, nhọc nhằn, vất vả. Cuộc sống của họ tù túng, bế tắc, nhàm chán và đơn điệu

Câu 3 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống nơi phố huyện:

  • Khi phố huyện lúc chiều về: Liên buồn man mác nhưng không thu mình lại trong nỗi cô đơn mà mở rộng tâm hồn để quan sát, cảm nhận sự vật=> tình yêu thương đối với mảnh đất quê hương
  • Liên và An có những cảm nhận tinh tế khi ngắm nhìn khung cảnh nên thơ lúc đêm tối
  • Đối với những người dân nghèo khổ nơi phố huyện: cảm thông, yêu thương và trân trọng, hiểu rõ hoàn cảnh từng gia đình
Xem thêm:  Bình giảng khố cuối bài thơ Tràng Giang của Huy Cận: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa, Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Câu 4 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Hình ảnh đoàn tàu trong truyện:

  • Ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi
  • Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường
  • Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh và các cửa kính sáng
  • Hai chị em cố thức để nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện vì:
  • Con tàu mang đến một thế giới khác, vui vẻ, náo động, trái ngược với cuộc sống buồn tẻ, nhàm chán nơi phố huyện
  • Con tàu là tia hồi quang gợi về quá khứ, chở theo khát vọng về một thế giới đáng sống

Câu 5 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam:

  • Truyện ngắn trữ tình, không có cốt truyện, chỉ tập trung miêu tả những diễn biến nội tâm tinh tế của nhân vật
  • Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật qua tác động của ngoại cảnh trong một thời gian và không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể
  • Giọng văn nhẹ nhàng, bình dị, có chút đượm buồn tựa như thủ thỉ, tâm tình

Câu 6 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng:

  • Đừng bao giờ để cuộc sống của mình chìm trong ao đời phẳng lặng, trong sự tẻ nhạt vô nghĩa lí mà phải sống cho ra sống, không ngừng khát khao xây dựng cuộc sống có ý nghĩa
  • Cần phải thay đổi xã hội, thức tỉnh những con người vẫn sống mòn mỏi, tù túng
Xem thêm:  Đừng bỏ lỡ những stt hà nội mộc mạc mà nên thơ

III- Luyện tập Hai đứa trẻ

Câu 1 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Chi tiết nghệ thuật em ấn tượng nhất: ngọn đèn con trên chõng hàng của chị Tí:

  • Ngọn đèn ấy biểu trưng cho cuộc sống hiện tại: nhỏ nhoi, quẩn quanh, leo lắt
  • Hiện thân của những tia hy vọng, nỗi lực kiếm tìm, khao khát vượt thoát khỏi bóng tối

Câu 2 trang 101 SGK văn 11 tập 1:

Nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:

  • Xây dựng những truyện ngắn không có cốt truyện, tựa như bài thơ trữ tình đượm buồn, có sự hòa quyện giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn
  • Giọng văn nhẹ nhàng, bình dị, tinh tế nhưng đượm buồn
  • Khai thác nhân vật ở đời sống nội tâm phong phú, những diễn biến tinh vi nhất
  • Quan tâm tới những điều bình dị, nhỏ nhoi trong cuộc sống

Nguồn Internet

Check Also

anh hot girl nu sinh ca tinh 310x165 - Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận đầy đủ hay nhất lớp 11

Chúng ta đã học gần như đầy đủ tất cả các kiến thức về các …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *