Có lẽ hoàn cảnh đau khổ nhất mà con người bị đặt vào đó chính là chiến tranh. Chiến tranh là bất thường, nó kéo cuộc sống bình yên tuột xuống cái dốc của máu, của tan tác, của đau thương, của những giọt nước mắt. Có lẽ trên thế giới này, có lẽ quốc gia mà con người chịu nhiều đau khổ nhất không phải là quốc gia nghèo khó nhất mà là quốc gia có chiến tranh liên miên và quốc gia con người ta hạnh phúc nhiều nhất không phải là quốc gia mà giàu có, thịnh vượng nhất mà là quốc gia hòa bình nhất. Vì sao ư? Đến với bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta sẽ phần nào hiểu được nỗi đau khổ, mất mát của người dân chịu cảnh bom đạn chiến tranh. Sau đây là Hướng dẫn Soạn bài đọc thêm Chạy giặc đầy đủ hay nhất lớp 11 tại trang Tapchivanhoc.com để các bạn tham khảo và tìm hiểu về bài thơ Chạy giặc.
Soạn bài Chạy giặc lớp 11
I. Tìm hiểu chung về bài Chạy giặc
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu là nhà thơ lớn nhất của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.
- Ông xuất thân trong gia đình nhà nho
- Năm 1848, mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường, nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng và trở nên mù lòa.
- Trong thời gian nghỉ chữa bệnh ở nhà một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, tuy bệnh không hết, nhưng ông cũng đã học được nghề thuốc. Ông trở thành thầy đồ và thầy thuốc đồng thời là một nhà thơ, nhà văn.
2. Tác phẩm
- Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ “Chạy giặc”.
- Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
Bố cục:
- Đề: Tình cảnh nhân dân chạy giặc
- Thực: Nỗi khổ của người dân
- Luận: Tội ác của giặc xâm lược
- Kết: Thái độ của tác giả
II. Hướng dẫn Soạn bài Chạy giặc lớp 11
Câu 1 trang 49 SGK văn 11 tập 1
Tình cảnh đất nước và nhân dân khi chạy giặc Pháp đến được miêu tả:
Đất nước:
- Lâm vào tình cảnh khốn cùng, không thể trở tay.
- Câu thơ: “Một bàn cờ thế phút sa tay” chỉ vận mệnh đất nước đang trong tình thế hiểm nghèo, một sự thất bại hoàn toàn không thể cứu vãn trong giây lát.
Nhân dân:
- Hình ảnh sinh động: “lũ trẻ lơ xơ” là hình ảnh của những con người bé nhỏ, yếu ớt, không nơi nương tựa và vì còn nhỏ nên chúng chưa thể ý thức hết được con nguy nan nhưng tiếng súng dền vang đã khiến cho chúng hoảng sợ chạy theo người lớn thật tội nghiệp.
- Hình ảnh bầy chim mất tổ vừa là hình ảnh tả thực về hiện tượng thiên nhiên nhưng vừa là hình ảnh ẩn dụ, là sự ẩn dụ đau đớn cho những người dân đang sống bình yên thì mất nhà, mất cửa, mất người thân, phải sơ tán lưu lạc.
=> Sự mất mát đau đớn của những người dân lành nhỏ bé, không nơi nương tựa đồng thời thể hiện nỗi xót xa vô hạn của nhà thơ.
Câu 2 trang 49 SGK văn 11 tập 1
Tâm trạng, tình cảm của tác giả:
- Thương xót cho nhân dân: hình ảnh lũ trẻ lơ xơ, bầy chim mất tổ,… cùng giọng văn trầm lắng, xót xa.
- Phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân: qua lời trách móc ngầm đối với triều đình bất lực:
- “Hỏi trang dẹp loạn rầy đâu vắng
- Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
- Căm thù giặc Pháp đã tàn nhẫn với nhân dân
Câu 3 trang 49 SGK văn 11 tập 1
Thái độ nhà thơ trong hai câu kết:
- “Hỏi trang dẹp loạn rầy đâu vắng
- Nỡ để dân đen mắc nạn này?”
Đây là thái độ phê phán triều đình hèn nhát, vô trách nhiệm đã bỏ đất, bỏ dân. Cụm từ “trang dẹp loạn” được dùng như là yếu tố châm biếm, trào phúng đối với những con người quyền cao chức trọng nhưng đến lúc cần thì lại vắng mặt.
Nguồn Internet