Văn bản “Đô-xtôi-ép-xki” là một đoạn trích trong bức chân dung văn học về Đô-xtôi-ép-xki. Cuộc đời nhà văn người Nga lỗi lạc này hiện lên bằng tất cả những chi tiết sống động, đầy ấn tượng về một số phận nghiệt ngã, trái tim đập vì nước Nga còn thân thể leo lét trong một thế giới đầy xa lạ; từng phải khóc lóc, kêu van vì một vài đồng tiền khốn khổ; từng phải cầm cố đến cả cái quần đùi cuối cùng…bệnh tật, nợ nần…nhưng ông vẫn viết bằng tất cả sự kiên trì và say mê để tạo nên những tác phẩm bất hủ. trong đó có “Đô-xtôi-ép-xki”. Trong chương trình ngữ văn 12 tập 1 lần này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về văn bản, đoạn trích này qua đó tự luyện tập tri thức đọc hiểu cũng như trau dồi thêm kiến thức về tác giả, văn học nước ngoài. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Đô-xtôi-ép-xki lớp 12
SOẠN BÀI ĐÔ-XTÔI-ÉP-XKI LỚP 12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Tên đầy đủ Xtê-phan Xvai-gơ (1881 – 1942) nhà văn Áo
- 1901: bắt đầu sự nghiệp sáng tác văn học
- Ông từng đi du lịch nhiều nơi như Châu Á, châu Phi, gia nhập nhóm nhà văn tiến bộ, đấu tranh chống chiến tranh. Sau đó quay về quê hương. Năm 194, đến Mĩ và cho ra mắt tập hồi kí về thế giới ngày hôm qua, rồi cùng sang Bra-xin. Ngoài làm thơ ông còn viết kịch, sáng tác truyện ngắn và đặc biệt nổi tiếng khi viết chân dung các nhà văn như: Đô-xtôi-ép-xki, Ban-dắc, L.Tôn-xtôi…
2. Về bài viết
- Tiêu đề” Đô-xtôi-ép-xki” – tiếng sấm của sự nổi dậy rền vang do người biên soạn đặt
- Đô-xtôi-ép-xki, tên đầy đủ: Phê-đo Mi-khai-lô-vích Đô-xtôi-ép-xki, đại văn hào người Nga, có tư tưởng chống Nga hoàng nên bị xử tử hình, sau giảm thành án chung thâm. Suốt một thời gian nhà văn sống trong cảnh nghèo đói bệnh tật nợ nần. Với những thuyết đa thanh của mình, tiếng tăm của ông lừng lẫy có ảnh hướng đến văn xuỗi hiện đại thế kỉ XX. Tư tưởng chính của ông là tự do, dân chủ.
II. Hướng dẫn soạn bài Đô-xtôi-ép-xki đọc hiểu chi tiết.
Câu 1 trang 65 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Những nét đặc biệt về tính cách và số phận của nhân vật: đó là một người phải chịu nhiều nỗi khổ nhưng giàu nghị lực
Số phận:
- Chịu nhiều nỗi khổ về vật chật và tinh thần
- Có hai thời điểm đối lập trong cuộc sống của ông: thời điểm thứ nhất là thời điểm của sự tuyệt vọng lớn nhất (sống lưu vong, phải cầm cố, quỳ gối trước bao nhiêu kẻ thấp hèn, tiền nợ…) và thời điểm trở về tổ quốc => một giây hạnh phúc tuyệt đỉnh.
Tính cách:
- Giàu nghị lực: số phận vùi dập thiên tài nhưng ông vẫn không ngừng làm việc. Dù ở thời điểm sống lưu vong, tuyệt vọng nhất, ông vẫn không ngừng làm việc và nhớ về nước Nga
- Là con người luôn sáng bừng nghị lực và niềm đam mê nghệ thuật, lòng yêu thương con người.
Câu 2 trang 65 SGK ngữ văn 12 tập 2:
Hiệu quả cấu trúc tương phản:
Thể hiện sự đối lập giữa một bên là đời sống vật chất và tinh thần khốn khó, khổ ải với một bên là sự vĩ đại vì những đóng góp to lớn của ông cho đất nước và sự tôn sung của nhân dân.
=> Nổi bật cả hai đặc điểm trong cuộc đời: người bị hành khổ và người đạt đến đỉnh vinh quang.
Câu 3 trang 65 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Biện pháp so sánh ẩn dụ:
- “tác phẩm…là rượu ngọt”, “đếm các ngày như trước đây đếm cái cọc của trại giam”, “trở về như một kể hành khất”, “lời như sấm sét”
- ẩn dụ “quả đã được cứu thoát, vỏ khô rụng xuống”, “thành phố ngàn tháp chuông”
=> Hình ảnh ẩn dụ, so sánh thuộc lĩnh vực tôn giáo. Mục đích muốn nâng lên thành hình ảnh vị thánh, một con người siêu phàm.
Câu 4 trang 65 SGK ngữ văn 12 tập 1:
Tác dụng khi gắn nhân vật với bối cảnh thời sự chính trị và văn chương:
- Một nhà văn vĩ đại không thể tồn tại riêng lẻ mà phải đặt trong quan hệ gắn bó với bối cảnh của dân tộc, đất nước
=> Đặt cuộc đời nhân vật với bối cảnh chính trị văn chương => khẳng định sự vĩ đại của nhà văn không những đối với lịch sử văn học mà còn cả lịch sử xã hội đất nước.
Nguồn Internet