Soạn bài Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ

Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ là một trong những tác phẩm thấm đẫm tình cảm đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Bài thơ được nằm trong khung chương trình Ngữ văn 6, là một bài học cũng rất quan trọng và thường được sử dụng trong các đề thì. Chính vì thế mà các em cũng nên phải học bài, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. Dưới đây cũng sẽ là nội dung bài soạn văn Đêm nay Bác không ngủ mà Giải Văn gửi đến các em!

Soạn bài Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ

Bài làm

Bố cục của bài Đêm nay Bác không ngủ gồm 3 phần:

– Phần 1 (Từ đầu cho đến “Lấy sức đâu mà đi”): Đoạn này nói đến tình cảm của anh đội viên lần tức dậy thứ nhất.

– Phần 2 (tiếp cho đến “cùng Bác”): Đây cũng chính là tâm trạng của anh đội viên lần thứ ba khi thức dậy.

– Phần 3 (Đoạn còn lại): Hình tượng Bác Hồ thật ân cần và cao đẹp

Câu 1 (trang 63 sgk ngữ văn 6 tập 2): Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kế lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện đó?

– Tác phẩm “Đêm nay Bác không ngủ” cũng kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh khi còn đang trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thông qua đó ta nhận thấy được cả những cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.

Tóm tắt:

Khi mà tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên lúc này cũng nhìn thấy Bác Hồ đốt lửa và Bác cũng thật hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Cho đến lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối chính vì thế mà anh cảm phục cũng như cảm nhận thấy được một sự yêu mến tấm lòng cao cả của Bác Hồ.

Câu 2 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2): Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ dược miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tá dó có tác dụng gì đối với việc thế hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hổ và tấm lòng của anh bộ đội đối với lãnh tụ?

Có thể nhận thấy được hình tượng Bác Hồ cũng đã được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của anh (đội viên) chiến sĩ thật khách quan và cũng thể hiện được tình cảm vô cùng sâu sắc với Bác

+ Anh đội viên cũng là người chứng kiến một đêm Bác không ngủ

+ Đồng thời lại là người đối thoại với Bác.

>>> Thông qua cái nhìn của anh đội viên thì câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động. Đồng thời cũng đã lại làm sáng lên hình ảnh trung tâm là Bác, vừa phản ánh chân thực, khách quan.

Câu 3 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2): Bài thơ kế lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác qua hai lần đó.

– Lần thứ nhất anh đội viên thức dậy:

Xem thêm:  Từ bài thơ về chim non tập bay của Apollinaire, là một người trẻ tuổi, anh (chị) có suy nghĩ gì?

+ Từ ngạc nhiên: Khi mà trời đac khuya Bác vẫn ngồi đó

+ Trào dâng niềm thương Bác biết bao: Càng nhìn lại càng thương

+ Anh đội viên cũng vô cùng cảm động khi chứng kiến cảnh Bác Hồ luôn chăm sóc cho bộ đội

>>> Chính trạng thái như trong giấc mộng, anh đội viên dường như cũng đã cảm nhận được sự vĩ đại mà gần gũi của vị lãnh tụ đầy tính nhân ái, yêu thương này.

– Lần thức dậy thứ ba:

+ Khi lần 3 thức giấc thì tâm trạng từ hoảng hốt tới tha thiết lo lắng cho Bác đó chính là mời Bác ngủ

+ Anh đội viên dường như cũng lại cảm nhận được tấm lòng yêu thương vô hạn của Bác Hồ cũng đã đối với bộ đội và nhân dân

+ Cuối cùng thì anh đã thức luôn cùng Bác

– Người ta nhận thấy được trong bài không đề cập tới lần thức dậy thứ hai của anh đội viên với lý do đó chính là:

+ Trong lần thứ ba “Bác vẫn ngồi đinh ninh” điều này cũng đã chứng tỏ, trong đêm ấy anh đội viên thức dậy rất nhiều lần, và cứ lần nào thức dậy là y rằng lại chứng kiến Bác không ngủ.

+ Ngay trong lần thứ ba anh đội viên dường như cũng không nén được cảm xúc nên “nằng nặc” và đòi mời Bác đi ngủ.

>>> Thông qua đây ta nhận thấy được hình ảnh Bác gần gũi, thân thương, tấm lòng bao dung cùng với một vĩ đại của Bác được khắc họa chân thực qua chính lời kể của anh đội viên.

Câu 4 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2): Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết:

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hổ Chí Minh​

Có thể nhận thấy được chính với đoạn kết anh đội viên cho rằng việc Bác không ngủ là “lẽ thường tình”?

– Đây thực sự là một sự phát hiện mang tính chân lý đó chính là một tình yêu thương, đó còn là một sự bao dung của Người. Tất cả điều này không chỉ là biểu hiện đơn lẻ mà nó thực sự chính là nhân cách của Người – một nhân cách vĩ đại, ngời sáng

Xem thêm:  Từ truyện ngắn “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, anh chị rút ra bài học gì về việc xây dựng nếp sống văn hoá trong xã hội hiện nay

– Chính cuộc đời cách mạng Người cũng đã lại trải qua nhiều sóng gió, nhiều đêm không ngủ được vì lo lắng cho dân, cho nước.

+ Trong thời kì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm thì Bác cũng đã mất ngủ và thể hiện trong tập Nhật ký trong tù có câu

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc suốt đêm giấc chẳng lành

+ Khi mà Bác tham gia chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông thì Bác có bài cảnh khuya” cũng nói lên được tâm trạng của một người chiến sĩ luôn lo cho dân, cho nước và không ngủ được

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

>>>Thông qua đây ta mới nhận thấy được một sư hi sinh thầm lặng của Hồ Chí Minh cho dân tộc Việt Nam.

Câu 5 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2): Bài thơ được làm theo thể thơ gì? The thơ ấy có thích hợp với cách chuyện của bài thơ không?

Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được sáng tác theo thể năm chữ:

+ Ta nhận thấy được mỗi khổ thơ có bốn dòng thơ

+ Cách gieo vần trong bài chính là những chữ cuối thứ hai và chữ cuối thứ ba vần liền với nhau

+ Tiếp đến cũng chính là phần chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu ở câu tiếp theo.

>>> Điều này cũng đã lại tạo ra mạch kể chuyện thích hợp cho văn bản.

Soạn bài Đêm Nay Bác Không Ngủ của Minh Huệ​​

Câu 6 (trang 67 sgk ngữ văn 6 tập 2): Tìm những từ láy trong bài thư và cho biết giá trị biểu cảm của một số từ láy mà em cho là đặc sắc.

Chúng ta có thể nhận thấy được chính trong bài thơ tác giả sử dụng nhiều từ láy cũng như một yếu tố nghệ thuật nổi bật và đồng thời cũng đã lại đem lại vẻ riêng cho bài thơ:

– Từ láy thông thường luôn luôn có tác dụng tạo hình: Từ láy giúp trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, lồng lộng…

– Từ láy còn có chức năng làm tăng giá trị biểu cảm: như cũng thật mơ màng, thổn thức, thầm thì mang lại sự bồn chồn, hốt hoảng, giật mình, nằng nặc…

LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2): Học thuộc lòng bài thơ

Các em học sinh tập đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.

Bài 2 (trang 68 sgk ngữ văn 6 tập 2): Hãy kể bằng văn xuôi câu chuyện trong bài thơ

Ngay trong một đêm rét mướt khi trên đường đi chiến dịch cùng với Bác, những người lính bộ đội chúng tôi đã thấm mệt và được dừng chân ở một khoảng rừng nhỏ. Một ngày hành quân dài không ngừng nghỉ cho nên tất cả đồng đội cũng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ rất nhanh. Thế nhưng chỉ chỉ có Bác là cứ ngồi trầm ngâm bên bếp lửa bập bùng nghĩ suy điều gì đó. Tôi cũng đã thấm mệt ngủ lịm đi cho đến lúc giật mình tỉnh dậy thì nhận thấy được trời cũng khuya lắm rồi, mọi vật đã im ắng lắm. Lúc đó còn nghe rõ tiếng bếp lửa bập bùng nữa, nhưng Bác vẫn chưa ngủ mà đi vén chăn cho từng người lính, đồng thời Bác đốt thêm lửa sưởi ấm cho chúng tôi. Tôi vô cùng xúc động và thương Bác vô cùng. Tôi lại nhắm mắt ngỉ nhưng cho tới lần thứ ba tỉnh giấc thì vẫn dáng người đó, Bác vẫn còn thức. Tôi đã dậy mà khuyên Bác đi ngủ, cho dù có nằng nặc mời Người ngủ nhưng Bác nói rằng “ Bác ngủ không an lòng”. Bác luôn luôn lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng rét mướt mà phải lấy áo ra làm chăn, lá cây làm chiếu. Bác cũng thực sự thương những người lính phải xa nhà và ra trận với biết bao nhiêu hiểm nguy. Lúc này đây tôi mới cảm nhận được một nỗi niềm thương yêu và kính trọng Bác. Và tôi cũng vui sướng lắm khi được thức cùng với Bác.

Xem thêm:  Cười té ghế với những stt hài hước về mưa ấn tượng nhất mọi thời đại

“Đêm nay Bác không ngủ” chính là một trong những sáng tác hay, thấm đẫm tình cảm của nhà thơ Minh Huệ với Bác. Không chỉ vậy nó cũng chính là một tấm lòng thương mến của biết bao nhiêu người lính đối với vị lãnh tụ của dân tộc Việt. Bài soạn văn đã bám sát chương trình học, đưa ra câu trả lời chính xác với mong muốn giúp cho các em học bài và nắm vững bài tố nhất.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 6, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự

Soạn bài Thánh Gióng

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi

Soạn bài Cây bút thần

Check Also

6f73e0f8f18115df48318 310x165 - Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Soạn bài Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên

Ông Đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những sáng tác hiếm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *