Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên lớp 10

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9- THCS, chúng ta đã được học tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, là một trong hai mươi câu chuyện trong “Truyền kì mạn lục “ của Nguyễn Dữ.Lên cấp THPT, trong chương trình ngữ văn lớp 10 tập 2, chúng ta lại được cùng nhau tìm hiểu về một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đó của ông. Đó là “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”, một tác phẩm ca ngợi những nho sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà. Đồng thời qua lớp vỏ của yếu tố kì ảo, chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được cốt lõi hiện thực lịch sử đương thời. Để hiểu được sâu sắc văn bản, chúng ta phải tìm hiểu khái quát về tác giả, năm được những yếu tố cốt lõi, cũng như cơ bản của thể loại đồng thời là văn bản. Những điều này qua bước soạn văn ở nhà chúng ta sẽ nắm được. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài: “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”.

SOẠN BÀI  CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN LỚP 10

I- Tìm hiểu chung bài  Chuyện chức phán sự đền Tản Viên

1. Tác giả Nguyễn Dữ:

  •  Sống vào khoảng thế kỉ XVI.
  •   Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương).
  •   Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
  •   Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng không bao lâu thì lui về ẩn giật.
  •   Ông để lại tác phẩm nổi tiếng là Truyền kì mạn lục thể hiện rõ quan điểm sống và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Xem thêm:  Chí làm trai trong bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão

 2. Tác phẩm

  •  Nhan đề: Truyền kì mạn lục ( truyền kì: loại truyện có yếu tố li kì, hoang đường; mạn: tản mạn; lục: sao lục, ghi chép): ghi chép các truyện li kì tản mạn của dân chúng.
  •   Viết bằng chữ Hán.
  •   Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
  •   Gồm 20 câu chuyện, chia làm 4 quyển
  • Văn bản   thuộc chương 8 của tập Truyền kì mạn lục.

II. Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên 

  1. Câu 1 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

 Ý B và D đúng vì truyện đã giới thiệu Tử Văn tính cách khảng khái, nóng nảy, cương trực, diệt trừ hồn ma tên giặc cũng là diệt trừ kẻ thù của đất nước, nhân dân -> tinh thần dân tộc.

  1. Câu 2 (trang 60 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

Ý kiến đúng là tất cả các ý A, B, C, D. vì Diêm Vương đại diện cho một thế giới khác: thế giới cai trị của Diêm Vương phán xét công bằng, đại diện cho khát vọng công lí , là người  đẩy xung đột kịch để nhân vật chính có dịp bộc lộ bản lĩnh, tính cách, khắc sâu tư tưởng truyện, từ đó khuyên răn con người tránh làm điều ác để không bị trừng phạt, dũng cảm làm điều đúng đắn.

  1. Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)

 Ngô Tử Văn được nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên chứng tỏ sự đền đáp xứng đáng với con người dũng cảm đấu tranh chống cái ác. Tử Văn biểu tượng cho công lí là con người cương trực, dũng cảm. Nó chứng minh cho đạp lý muôn đời: Cái thiện luôn chiến thắng trước cái ác, từ đó cổ vũ con người đứng lên chống lại cái ác

  1. Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
  • Yếu tố kì ảo dày đặc, xen chuyện người, chuyện thần, ma, trần gian, địa ngục…
  •  Cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ, lo-gic.
  • Cách dẫn truyện khéo léo, biến hóa, có cao trào, có thắt mở nút.
  1. Câu 5 (trang 61 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2)
Xem thêm:  Giải thích câu ca dao Cá không ăn muối cá ươn

Truyện đề cao nhân vật Ngô Tử Văn – đại biểu cho trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, yêu chuộng chính nghĩa, dũng cảm cương trực, dám đấu tranh chống cái ác, trừ hại cho dân.

Nguồn Internet

Check Also

7293 1494911290065 1020 310x165 - Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Soạn bài Ôn tập phần làm văn lớp 10 hay đầy đủ nhất

Ôn tập phần làm văn lớp 10 là bài tổng hợp các kiến thức văn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *