Tư tưởng về tình cảm của Nguyễn Dữ qua tác phẩm Chuyện chức phán sử đền Tản Viên
Gợi ý
Bất cứ ai đã từng đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên chắc chắn cũng bị lôi cuốn bởi nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn của Nguyễn Dữ. Nhưng đằng sau câu chuyện li kì, hấp dẫn ấy là những tư tưởng, tình cảm sâu kín của tác giả. Đó cũng chính là một trong những điều căn cốt làm nên sức sống lâu bền cho câu chuyện hoang đường, kì ảo này.
Nói đến tư tưởng của nhà văn là nói đến những suy nghĩ, quan điểm của họ đối với sự việc, câu chuyện được kể, được viết. Tư tưởng đó được biểu hiện không tách rời tình cảm, cảm xúc của người nghệ sĩ. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Dữ được gửi gắm qua chủ đề, cốt truyện và cách xây dựng nhân vật.
Chuyện chức phán sự đền Tản Viền xoay quanh mối mâu thuẫn giữa Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ đất Lạng Giang và hồn ma tên tướng giặc họ Thôi. Mâu thuẫn này xuyên suốt câu chuyện, được thể hiện bằng nhiều chi tiết, sự việc li kì, hấp dẫn. Ban đầu, Tử Văn đốt ngôi đền – nơi trú ngụ của hồn ma tướng giặc họ Thôi, trừng phạt kẻ luôn gieo rắc tai vạ cho nhân dần. Phản ứng lại hành động của Tử Văn, tên tướng bại trận đã đến trong giấc mơ của chàng, đe doạ chàng rhưng Tử Văn vẫn điềm nhiên như không. Hắn kiện chàng tới tận Minh ti, âm mưu trả thù chàng nhưng Tử Văn không hề sợ hãi, thậm chí chàng còn hết sức cứng cỏi, không chịu nhún nhường. Rốt cuộc, hồn ma tướng giặc họ Thôi đã phái chịu hình phạt thích đáng. Diêm Vương sáng suốt đã minh xét cho Tử Văn và vạch trần bộ mặt thật của tướng giặc họ Thôi. Tất cả những mâu thuẫn đầy kịch tính đó cùng tập trung thể hiện chủ đề của truyện: mâu thuẫn giữa chính và tà, giữa thiện và ác. Tất nhiên, cuối cùng, cái thiện, cái chính nghĩa chắc chắn sẽ chiến thắng cái ác, cái gian tà.
Tư tưởng và tình cảm của truyện được biểu hiện rõ nhất trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Dữ. Nhân vật của truyện được chia làm hai tuyến phản diện và chính diện. Tiêu biểu cho phe chính điện là Ngô Tử Văn. Ngay khi vào truyện, tác giả đã giới thiệu trực tiếp tính cách nhân vật của mình: Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. Tính cách đó còn được nhà vãn minh chứng bằng các chi tiết miêu tả hành động dũng cảm của chàng. Hành động đốt đền của Tử Văn không xuất phát từ tư thù cá nhân, cũng không xuất phán từ sự nông nổi, hung hăng mà từ lòng căm giận sự gian tà, tai chướng. Trong khi mọi người lo sợ thì chàng lại vung tay không cần gì cả. Khi hồn ma tướng giặc đến đe dọa, đòi Tử Văn phải dựng trả ngôi đền như cũ, chàng không những không tiếp lời mà còn mặc kệ, cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Cho đến khi bị hai tên quỉ dẫn xuống địa phủ, nơi gió tanh sóng xám, gặp mấy vạn quỉ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ, chàng không những không kinh hãi mà còn kêu to: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng. Sự ngay thẳng của Tử Văn cho đến chết vẫn còn được giữ gìn. Xây dựng chi tiết này, Nguyễn Dữ chắc chắn muốn tô đậm hơn nữa sự cứng cỏi trong nhân cách nhân vật chính của mình. Khi đôi diện với Diêm Vương, nghe những lời cáo buộc của Diêm Vương, Tử Văn không tỏ ra hốt hoảng, lo sợ trước uy quyền. Chàng bình tĩnh tâu trình đầu đuôi như lời Thổ công đã nói, lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào. Thái độ của Tử Văn dưới Minh ti vẫn là thái độ quyết liệt đấu tranh với cái gian tà, với sự lừa lọc, giả trá. Hình tượng nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện đậm nét tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt của Nguyễn Dữ.
Trái ngược với sự ngay thẳng của Tử Văn, hồn ma tướng giặc luôn có những lời nói, cử chỉ xảo trá. Sự xảo trá đó được Nguyễn Dữ miêu tả từ hình thức bề ngoài.
Nhìn dáng điệu khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ của hắn, không ai nghĩ hắn chính là tên tướng bại trận khi xưa. Ngay từ lời xưng danh, hắn đã lừa lọc Tử Văn, tự xưng là cư sĩ. Hắn trơ tráọ yêu cầu Tử Văn xây trả đền và còn xuống tận Minh ti để kiện chàng. Trước công đường của Diêm Vương, hồn ma tướng giặc họ Thôi tranh cãi phải trái với Tử Văn. Sự xảo quyệt của hồn ma tướng giặc được nhà văn khắc hoạ qua lời hắn tâu trình với Diêm Vương xin tha tội cho Tử Văn. Không phải hồn ma tướng giặc họ Thôi muốn gỡ tội cho Tử Văn. Cũng không phải vì hắn đã nhận thức được tội trạng của mình. Thực chất, hắn biết mình đang lâm vào thế yếu nên đành tỏ ra độ lượng với chàng để vụ kiện sớm kết thúc. Nhưng mưu mô của hắn đã khiến Diêm Vương sinh nghi và cuối cùng, ngài đã lật tẩy được bộ mặt thật của hồn ma tướng giặc phương Bắc.
Sự chiến thắng của Tử Văn trước hồn ma tướng giặc họ Thôi là thực chất là sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Bằng cách khắc hoạ hai chân dung nhân vật đốì lập nhau, Nguyễn Dữ đã thể hiện thái độ khẳng định ngợi ca và tình cảm yêu mến của mình đốì với Ngô Tử Văn – con người rất mực khảng khái, cương trực. Đồng thời nhà văn cũng không giấu lòng căm giận, khinh bỉ đối với hồn ma tướng giặc họ Thôi – kẻ khi sống đã là cướp và khi chết cũng làm cướp.
Trong truyện, Nguyễn Dữ còn xây dụng hình tượng Diêm Vương. Diêm Vương xuất hiện trong truyện không chỉ giúp giải quyết mầu thuẫn truyện, trừng trị kẻ mang tội, trả lại cộng bằng cho Tử Văn. Thực ra, nhân vật này đại diện cho công lí, công bằng. Với nhân vật Diêm Vương, khát vọng về công lí, chính nghĩa của Nguyễn Dữ được thể hiện một cách dậm nét. Có lẽ thời đại Nguyễn Dữ không có nhiều những vị quan thanh liêm, công minh như thế nên ông đành gửi gắm ước mơ của mình vào một nhân vật hoang đường, kì ảo, dưới tận cõi âm xa xôi.
Chuyện chức phán sử đền Tản Viên được kể như một câu chuyện hoang đường, phi lí. Yếu tố kì ảo thấm đượm đến từng chi tiết trong truyện. Nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường là những hiện thực mà Nguyễn Dữ muốn phơi bày. Trước hết, đó là những tệ trạng như thói cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân của bọn quan lại đương thời. Chính vì chúng mà bao dân đen phải khổ sở, khốn nạn. Nhưng những người dân lại chỉ biết cúi đầu nhẫn nhục chịu đựng chứ không dám đứng lên vạch trần tội ác mà chúng đã gieo rắc lên họ. Đó chính là giá trị hiện thực ẩn sau những chi tiết hoang đường, kì ảo mà Nguyễn Dữ đã dựng lên trong câu chụyện ông kể.
Đọc Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, không khó để nhận ra tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Dữ. Đứng về lẽ phải, bênh vực lẽ phải, Nguyễn Dữ đã vạch trần và lên án thế lực gian tà, đồng thời khẳng định, đề cao con người dũng cảm, kiên cường như Ngô Tử Văn, đề cao lẽ công bằng, chính nghĩa trong cuộc sống. Và tấm lòng yêu mến, cảm phục của Nguyễn Dữ đối với Ngô Tử Văn chính là tình cảm mà chúng ta có thể cảm nhận được qua câu chuyện này.
Hocvanvanhoc.com