Soạn bài Cảnh Ngày Xuân

Cảnh Ngày Xuân là một trong những đoạn trích hay trong “Truyện Kiều” của nhà văn Nguyễn Du. Nằm trong khung chương trình Ngữ Văn 9 vô cùng ấn tượng và đặc sắc. Để có thể học thật tốt bài này chúng ta cùng Giải Văn đi tìm hiểu bài học bằng việc soạn bài ngay nhé!

Soạn bài Cảnh Ngày Xuân

Bài làm

Bố cục:

– Phần 1 (Bao gồm bốn câu thơ đầu): Nói về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp.

– Phần 2 (8 câu thơ tiếp theo): Miêu tả được khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.

– Phần 3 (sáu câu thơ cuối): Đây chính là ảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân. – Những chi tiết nào gợi lên đặc điểm riêng của mùa xuân? (Chú ý những đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời, cảnh vật) – Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ và bút pháp nghệ thuật của Nguyền Du khi gợi tả mùa xuân?

Người đọc có thể nhận thấy được chính ở bốn câu thơ đầu gợi tả khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Thực sự đây cũng chính là hình ảnh chim én chao liệng như thoi đưa giữa bầu trời xuân trong sáng biết bao nhiêu. Thế rồi lại có được cả thảm cỏ non xanh mượt mà của bức tranh xuân dường như cứ điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Không ai có thể phủ nhận được chính màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu nhất và đẹp nhất. Mùa xuân lúc này cũng hiện lên một vẻ đẹp riêng, mới mẻ và cũng thật tinh khôi biết bao nhiêu. Tất cả các cảnh vật dường như cũng cứ hòa quyện để có thể gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân mới mẻ.

Câu 2: Tám câu thơ tiếp gợi lên khung cảnh lỗ hội trong tiết Thanh minh.

– Thống kê những lừ ghép là tính lừ, danh từ, động từ (yến anh, chị em, tài tử, nô nức, dập dìu,…). Những lừ ấy gợi nôn không khí và hoạt động của lễ hội như thế nào?

– Thông qua buổi du xuân của chị em Thuý Kiều, tác giả khắc hoạ hình ảnh một lễ hội truyền thống xa xưa. Em hãy đọc kĩ các chú thích, kết hợp với đoạn thơ để nêu những cảm nhận về lễ hội truyền thống ấy.

Nói về một khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh Minh được gợi tả trong tám câu thơ tiếp:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Mây và sóng của nhà thơ R.Ta-go.

– Nhắc đến phong tục tảo mộ (viếng mộ, cũng như sửa sang phần mộ của người thân) và du xuân (hội đạp thanh)

– Có thể nhận thấy được chính cái không khí rộn ràng của lễ hội mùa xuân dường như cũng đã được gợi lên bởi hàng loạt các từ ghép tính từ, danh từ, động từ:

+ Chúng ta có thể nhận thấy được từ ghép danh từ: yến anh, chị em, tài tử, giai nhân.

+ Tiếp đến chính là từ ghép động từ: sắm sửa, dập dìu.

+ Từ ghép tính từ đó chính là sự gần xa, nô nức.

Câu 3: Sáu câu thơ cuối gợi lên cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

– Cảnh vật, không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu? Vì sao?

– Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả sắc thái cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?

– Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ cuối.

Nguyễn Du đã dùng sáu câu cuối gợi tả cảnh chị em Thúy Kiều lúc này đây như cũng đã du xuân trở về. Có lẽ rằng cũng chính cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân nắng nhạt, đồng thời như cái khe nước nhỏ, một nhịp cầu như bắc ngang. Tất cả mọi chuyển động đều nhẹ nhàng. Thế rồi hình ảnh mặt trời từ từ ngả bóng về tây con người dường như cũng cứ đang bước chân người thơ thần, dòng nước uốn quanh thật đẹp, đẹp đến nhẹ nhàng. Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy được chính cái không khí nhộn nhịp, tất cả dường như cũng cứ thật rộn ràng của lễ hội không còn nữa,. Lúc này đây thì tất cả đang nhạt dần, lắng dần. Có lẽ rằng cũng chính các cảnh thay đổi bởi không gian, thời gian cũng đã lại thay đổi, và cảnh lúc này được cảm nhận qua tâm trạng thật thiết tha Qủa thực ta nhận thấy được chính nững từ láy dường như cũng “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” và dường như cũng không chỉ gợi ta sắc thái cảnh vật đồng thời cũng chính mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Tác giả cũng đã dùng từ “nao nao” như nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Thông qua đó ta nhận thấy được nó cũng là cảm giác bâng khuâng xao xuyến, thấm đượm một nỗi buồn man mác dịu nhẹ mà sâu lắng.

Soạn bài Cảnh Ngày Xuân

Câu 4: Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong đoạn trích Cảnh ngày xuân. (Gợi ý: Đoạn thơ có kết cấu hợp lí như thế nào? Cách sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. Sự kết hợp giữa bút pháp tả cụ thể, chi tiết và bút pháp gợi có tính chất điểm xuyết, chấm phá,…).

Thông qua đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Chúng ta cũng dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói rằng cho đến kết cấu ba phần: đó chính là ở phần mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Tác giả Nguyễn Du cũng thật tài tình khi ông cũng đã sử dụng nhiều từ ngữ giàu chất tạo hình những từ láy gợi hình. Thêm vào đó như cũng thật tình tứ tả màu sắc, từ ghép… Tác giả cúng đã lạikết hợp tài tình bút pháp tả cụ thể, thế rồi chính những chi tiết và bút pháp gợi có tính chất chấm phá, điểm xuyết.

Tác giả Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả cảnh vật, tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo.

Luyện tập

Câu 1 (Sách giáo khoa trang 87): Phân tích, so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa” (Cỏ thơm liền vói trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa) với cảnh mùa xuân trong câu thơ: “Cỏ non xanh tận chân trời / Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du

+ Nhà văn Nguyễn Du đã tiếp thu ý tưởng từ câu thơ câu thơ cổ Trung Quốc để miêu tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân. Hình ảnh của bức tranh mùa xuân ở hai câu thơ dường như cũng hiện lên với những nét vẽ tương đồng với nhau thật đặc sắc.

→ Hình ảnh cỏ xanh trải dài tận chân trời, mở ra không gian bao la, trông thật ngút ngàn (cỏ thơm liền với trời xanh – cỏ non xanh tận chân trời).

Xem thêm:  Thay mặt tập thể lớp viết thư (điện) gửi tới bạn cũ nhân dịp bạn đoạt Huy chương Vàng môn Nhảy cao trong Hội khoẻ Phù Đổng

→ Cành lê với những bông hoa lê trắng điểm xuyết.

+ Người đọc nhận thấy được một sự sáng tạo của Nguyễn Du so với cổ nhân thể hiện tập trung ở câu thơ thứ hai.

→ Người đọc như nhận thấy được câu thơ cổ Trung Quốc chỉ đơn thuần là miêu tả lại trên cành lê nở mấy bông hoa.

→ Có lẽ chính câu thơ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” của tác giả Nguyễn Du đặc biệt nhất mạnh vào bút pháp chấm phá điểm xuyết. Thế rồi cũng chính trọng tâm trong bức tranh của Nguyễn Du lúc đó cũng chính là những bông hoa lê trắng giữa nền xanh bao la của đất trời. Tác giả đã sử dụng phép đảo ngữ, đặt động từ “điểm” tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc như cũng đã lại lên trước cụm danh từ “một vài bông hoa”.

Câu 2 (Sách giáo khoa trang 87 Sách giáo khoa): Học thuộc lòng đoạn thơ

Ý nghĩa – Nhận xét

– Thông qua đoạn trích, học sinh dường như cũng đã lại cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, đó cũng chính là lễ hội ngày xuân tươi đẹp trong sáng.

– Đồng thời mỗi người học sinh lúc này đây cũng đã lại phân tích được những giá trị nghệ thuật thể hiện qua từ ngữ và bút pháp miêu tả quả thực cũng thật giàu chất tạo hình của đại thi hào Nguyễn Du.

Thông qua bài thơ “Cảnh ngày xuân” ta nhận thấy được bút pháp miêu tả cảnh vật vô cùng đẹp đẽ của Nguyễn Du. Hi vọng bài soạn này cũng sẽ giúp cho các em có thểm được các kiến thức bổ ích để học bài.

Minh Minh

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Soạn bài Bàn Về Đọc Sách

Check Also

thaohuyen8 3713562 310x165 - Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Bài viết số 2 lớp 9 đề 2: Kể lại giấc mơ gặp người thân xa cách lâu ngày

Tôi đã từng nghe đâu đó một câu nói: “Nhà là nơi bình yên nhất”. …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *